Cây Chuối

 Giới thiệu về cây chuối

Nguồn: Tiểu Ban Trồng trọt – Gap Library – TTNSV

Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae. Đây là một loài cây thân thảo có kích thước lớn nhất trong số những cây khác cùng loài. Cây chuối sinh trưởng và phát triển quanh năm ở khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới. <Xem thêm>

Nguồn gốc và xuất xứ

Cây chuối được phát hiện từ rất nhiều năm trước đây tại khu vực nhiệt đới vùng Đông Nam Á và phát triển rộng rãi trên toàn khu vực có kiểu khí hậu này. Đặc biệt là ở các nước Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam,… Ở nước ta cây chuối được trồng ở khắp các vùng trên cả nước với mục đích chính là lấy quả làm thực phẩm cho con người. <Xem thêm>

 Giá trị dinh dưỡng và công dụng

  1. Giá trị dinh dưỡng

Chuối là một loại thực phẩm, đồng thời cũng là một dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ cho nhiều căn bệnh. So với quả táo, chuối có hàm lượng carbohydrate cao gấp 2 lần, protein cao gấp 4 lần, vitamin A và sắt cao gấp 5 lần,những loại vitamin và khoáng chất khác cao gấp 2 lần, hàm lượng phosphorus cao gấp 3 lần.

Trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỉ lệ rất cao, chứa nhiều loại đường thiên nhiên như: fructose, sucrose, glucose, cung cấp một năng lượng dồi dào cho cơ thể. Chuối là nguồn cung cấp fructooligosaccharides, một chất quan trọng để nuôi dưỡng những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn, nhờ đó, cơ thể sẽ hấp thu vitamin và các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn. <xem thêm>

(Nguồn <xem thêm>)

  1. Công dụng

Chuối không chỉ là một món ăn ngon mà còn có tác dụng như một dược liệu, hỗ trợ phục hồi, ngăn ngừa một số căn bệnh thông thường.

Chuối cung cấp năng lượng cho cơ thể: Với hàm lượng chất xơ và glucose cao chuối được xem là một loại thực phẩm rất giàu năng lượng. Ăn chuối vào buổi sáng sẽ có sức khỏe cho một ngày làm việc khỏe khoắn và tỉnh táo.

Hỗ trợ tăng cường thị lực: Chuối cung cấp hàm lượng vitamin C và vitamin A dồi dào cho cơ thể, giúp tăng cường thị lực và tránh các bệnh về mắt. Bên cạnh đó chất lutein trong thành phần của quả chuối còn có khả năng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

Giảm huyết áp: Duy trì lượng natri thấp cùng với lượng kali cao trong cơ thể là một cách rất tốt để ổn định huyết áp. Trong quả chuối chỉ có 1 mg natri, trong khi đó lại có đến 358 mg kali rất phù hợp cho việc duy trì chỉ số huyết áp ở mức ổn định. Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vận động thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao sức đề kháng.

Tăng cường lượng máu trong cơ thể: Chuối cung cấp hàm lượng sắt rất cao. Cứ mỗi 100 g chuối sẽ có đến 0,31 mg sắt. Điều này sẽ kích thích quá trình sản sinh ra huyết cầu và tăng cường lượng máu trong cơ thể.

Giúp xương chắc khỏe: Trong thành phần của chuối không có quá nhiều canxi để bổ sung cho hệ xương nhưng lại chứa một chất được gọi là fructooligosaccharides. Đây là chất có khả năng kích thích quá trình hấp thụ canxi có trong cơ thể. Vì vậy khi ăn chuối cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ được tối đa lượng canxi được cung cấp.

Giảm cân an toàn hiệu quả: Nhiều người còn sử dụng chuối như một cách giảm cân an toàn. Bởi vì chuối khiến người ăn no lâu, hạn chế sử dụng những thực phẩm kém lành mạnh khác.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống táo bón: Hàm lượng tinh bột và chất xơ pectin trong chuối có tác dụng tích cực đến sự phát triển của những lợi khuẩn trong đường ruột. Điều đó rất có ích cho hệ tiêu hóa và tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan trong chuối có khả năng chữa trị bệnh táo bón mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Khả năng chống lại bệnh ung thư: Trong thành phần của chuối có chất chống oxy hóa được gọi là Delphinidin. Đây là một chất có khả năng gây ức chế các tế bào gây ung thư và ngăn chặn sự phát triển các khối u ác.

Tốt cho hệ tim mạch: Trong chuối có lượng kali cao hơn rất nhiều các loại thực phẩm khác. Đây chính là nguyên nhân mà khi ăn chuối sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó một số thành phần dinh dưỡng khác như chất xơ, các vitamin C, vitamin B6 trong quả chuối cũng rất tốt cho hệ tim mạch.

Làm đẹp da: Chuối là loại trái cây không thể thiếu cho những người muốn có một làn da đẹp. Thành phần vitamin C cao trong chuối mang đến một làn da tươi trẻ và săn chắc. Một số loại vitamin khác như vitamin B6 và vitamin B12 còn có khả năng kháng viêm và ngăn ngừa mụn trứng cá trên da.<Xem thêm>

Tiềm năng thị trường

Theo Manila Times, hiện tại Việt Nam đang trồng một số loại chuối khác với những loại thường được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ sớm chuyển dịch cơ cấu cây trồng để xuất khẩu những loại chuối hiện đang phổ biến trên thị trường quốc tế. Manila Times cho rằng chuối nằm trong 14 loại hoa quả xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nông dân Việt Nam đang trồng chuối thay cho lúa trong khoảng 10% tổng diện tích đất canh tác lúa. Từ trước đó, Việt Nam đã có hơn 90 nghìn ha đất trồng chuối.

Phía Philippines ước tính Việt Nam sản xuất khoảng 1,4 triệu tấn chuối/năm. Tổng diện tích đất trồng chuối tương đương khoảng 20% tổng diện tích đất trồng các cây ăn quả. Gần đây, Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc đẩy mạnh nhập khẩu chuối của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam được cho là vẫn đang thiếu chuối để xuất khẩu.<xem thêm>

Trong những nước xuất khẩu chuối vào EU, Việt Nam chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn, nhưng giá chuối Việt Nam lại ở mức khá cao. Cụ thể, trong 11 tháng của năm 2020, giá chuối Việt Nam nhập khẩu vào EU ở mức bình quân 3.192,9 Eur/tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2019. Giá chuối nhập khẩu bình quân từ Việt Nam vào EU cao hơn nhiều so với các nguồn cung cấp khác: Ecuador 605 Eur/tấn; Colombia 588 Eur/tấn; Costa Rica 645,7 Eur/tấn … Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu chuối nhiều nhất cho Trung Quốc. Cụ thể, xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 348.261 tấn, tăng 145,08% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 87,14% so với cả năm 2020 (năm 2020, xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 339.673 tấn). Chuối cũng là một trong 9 loại trái cây được xuất khẩu chính vào thị trường Trung Quốc, đây là một thuận lợi lớn để phát triển mạnh sản phẩm tiềm năng này. Tại sự kiệnTuần hàng Việt Nam ở Nhật Bản ngày 27/6/2021, người tiêu dùng Nhật Bản cũng đánh giá rất cao về chuối của Việt Nam. Ông Soichi Okazaki, Ủy viên Ban điều hành Công ty TNHH AEON – đơn vị tổ chức Tuần hàng Việt Nam, cho biết: “Nhật Bản đang nhập khẩu chuối từ nhiều nơi như Ecuador, Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), nhưng chuối Việt Nam ngon và vị cũng tốt hơn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung nguồn lực để xúc tiến việc nhập khẩu chuối của Việt Nam”.<Xem thêm>

Những tháng đầu năm 2022, do tình hình dịch covid và chính sách “zero covid” ở Trung Quốc, nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này đều có dấu hiệu giảm nhưng riêng mặt hàng chuối đã tăng trưởng. Trong 5 tháng, Trung Quốc nhập khẩu 742.000 tấn chuối, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó chuối Việt Nam chiếm 43%, vượt qua Phillipines với 28%. Theo ông Đặng Phúc Nguyên, diện tích trồng chuối của Trung Quốc đã giảm do chi phí đầu tư, phí thuê đất và phí nhân công ngày càng tăng, bên cạch đó dịch bệnh Panama đã khiến chất lượng chuối của Trung Quốc giảm mạnh. Đây là một cơ hội lớn cho suất khẩu chuối Việt Nam vì vị trí địa lý Việt Nam gần Trung Quốc hơn các quốc gia khác. <xem thêm>

Lá tươi, hoa tươi, bẹ chuối,… Thân chuối gần như 100% là chặt bỏ, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, người trồng chuối thậm chí phải mất chi phí cho việc đốn hạ, vứt bỏ thân chuối sau thu hoạch. Trước sự lãng phí tài nguyên đó, ông Bùi Khánh Dũng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Musa Pacta (Hà Nội) đã nghĩ đến việc đưa công nghệ ép thân chuối lấy sợi. Với trên 200.000 ha chuối trên cả nước, ước tính có thể cung cấp lượng sợi khoảng 200.000 tấn/năm, đem lại doanh thu khoảng 700 triệu USD nếu tính theo giá sợi chuối thô thấp nhất trên thị trường quốc tế hiện nay, khoảng 3,5 USD/kg. Thị trường sợi chuối trên thế giới đã hình thành và phát triển khoảng 15 – 20 năm nay. Đây là thị trường sôi động, phát triển liên tục, mỗi năm thu lãi hàng tỷ USD. <xem thêm>

Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên Thế giới

Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới được trồng ở những nước đang phát triển. Và chuối được xuất khẩu tới các nước phát triển. Vào năm 2004, tổng cộng có 130 nước xuất khẩu chuối.

Ngành công nghiệp chuối đem lại nguồn thu nhập quan trọng, tạo nhiều việc làm. Đồng thời góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu lớn cho những nước xuất khẩu chuối chính trên thế giới. Trong đó có cả những nước đang phát triển ở Mỹ Latinh và Caribean, cũng như là Châu Á và Châu Phi. Theo FAO, xuất khẩu chuối của cả thế giới đạt được trên 4,7 tỷ một năm. Điều này đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều nước. Sự biến động về nguồn cung chuối cho xuất khẩu và giá chuối có tác động lớn. Cụ thể là tới nguồn thu nhập của người lao động trực tiếp.

Theo báo cáo Rà soát Thị trường chuối năm 2019, FAO chỉ rõ châu Á chính là khu vực cần theo dõi. Nguyên nhân là do lượng xuất khẩu tăng nhanh. Trung Quốc đang đảm bảo tiêu dùng nội địa, ở mức rất lớn, từ ngày càng nhiều nguồn cung đa dạng, bao gồm Mỹ Latin. Các vấn đề của sản xuất chuối tại Trung Quốc liên quan đến biến đổi khí hậu. Đồng thời các chuỗi bán lẻ phát triển nhanh. Các chiến lược thu mua của họ cũng ngày càng có tác động lớn. Điều này có thể tác động đến kim ngạch xuất khẩu chuối của các nước khác <xem thêm>

Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam

Hiện Việt Nam có khoảng 150.000 ha chuối lấy quả quy mô trang trại, nông trại. Nếu tính cả diện tích nhỏ lẻ của các gia đình, các giống chuối trồng không lấy quả như chuối lá, chuối hột, chuối rừng, diện tích chuối đạt trên 200.000 ha.

Hà Nội hiện có 3.294 ha chuối, tập trung ở các xã Vân Nam (huyện Phúc Thọ), Kim Sơn (huyện Gia Lâm), Chu Minh (huyện Ba Vì)… Hơn 70% diện tích chuối sử dụng các giống chuối nuôi cấy mô; trong đó, 300 ha trồng chuối nuôi cấy mô ứng dụng công nghệ cao và vùng trồng chuối này đủ điều kiện xuất sang một số quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản…<xem thêm>

Sản xuất và tiêu thụ chuối ở Quảng Trị do đầu tư cho sản xuất chuối còn hạn chế, chủ yếu sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, một số ít sử dụng thêm phân NPK, chi phí đầu tư cho 1 ha từ 15 – 20 triệu đồng, sản lượng 1 ha đạt 17.000 kg, giá thành sản xuất 1 kg chuối khoảng 882 đồng/kg. Với giá bán từ 2.000 –5.000 đồng/kg, mỗi ha lãi từ 20 – 70 triệu đồng.<Xem thêm>

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu, hết tháng 8/2021, Lai Châu có gần 4.130 ha chuối. Sản lượng chuối 8 tháng ước đạt 30.000 tấn; dự kiến hết năm 2021 tổng sản lượng chuối đạt 45.000 tấn. Huyện Phong Thổ có hơn 3.430 ha chuối và hết tháng 8 sản lượng thu hoạch xuất khẩu đạt gần 30.000 tấn và dự kiến sản lượng cả năm đạt trên 41.000 tấn. Huyện dự kiến từ nay đến cuối năm 2021 còn gần 12.000 tấn chuối đến kỳ thu hoạch. <Xem thêm>

Các giống chuối hiện nay

Vốn là loại cây mọc hoang dã, tuy nhiên, sau quá trình lai tạo, cấy ghép của con người, ngày càng có nhiều giống chuối được trồng và phát triển ở nước ta. Tính đến nay, các loại chuối ở Việt Nam có khoảng 15 cái tên.

 

Ngoài 15 giống chuối phổ biến ở Việt Nam kể trên, trên thế giới còn có nhiều giống chuối đặc trưng khác. <xem thêm>

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Rễ: Thuộc loại rễ chùm, có 2 loại rễ (rễ ngang và rễ thẳng). Rễ ngang: mọc xung quanh củ chuối và phân bố ở lớp đất mặt. Bề ngang rộng từ 2 – 3 cm, loại rễ này sinh trưởng khỏe, phân bố rộng. Là loại rễ quan trọng có chức năng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây. Rễ thẳng: mọc ở phía dưới củ chuối. Tác dụng chủ yếu giúp cây đứng vững.

Thân thật (hay còn gọi là củ chuối): Là loài cây thân thảo lớn nhất. Có hình tròn dẹp và ngăn, khi phát triển đầy đủ có thể rộng 30 cm. Phần bên ngoài xung quanh củ chuối, được bao phủ bởi những vết sẹo từ bẹ lá. Củ chuối sống lâu năm, là cơ quan chủ yếu dự trữ chất dinh dưỡng đồng thời cũng là nơi để rễ, lá, mầm và cuống hoa mọc ra. Do đó củ chuối to mập là cơ sở giúp cho cây chuối sinh trưởng phát triển tốt, năng suất và chất lượng cao. Ngoài ra xung quanh củ chuối có nhiều mầm ngủ, sau này phát triển thành cây con.

Thân giả: Thân chuối là thân giả chiều dài lên tới 6 – 7 m, mọc lên từ 1 thân ngầm mà người ta gọi là củ chuối. Thân giả có hình trụ, do nhiều bẹ lá lồng vào nhau tạo thành.

Lá chuối: Lá chuối mọc ra theo hình xoắn và có thể kéo dài tới 2,7 m và rộng tới 60 cm. Lá chuối phát triển mạnh nhất vào khoảng tháng 5 – tháng 6, mỗi tháng có thể mọc ra 3 – 4 lá, lá chuối to, dày, màu xanh đậm và bóng. Lá mới mọc ra mỏng, có màu xanh nhạt.

Hoa chuối: Hoa chuối thường lưỡng tính, đầu hoa thường ra một hoa đực riêng, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối, nhưng đôi khi có thể ra thêm – một thân cây chuối ở Hinigaran, Negros Occidental, Philippines ra năm hoa.<xem thêm>

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Chuẩn bị đất: Nơi có mực nước ngầm cao, cần phải lên líp trước khi trồng sao cho mặt líp cách mực nước cao nhất từ 0,6 – 1 m. Chiều rộng líp trung bình 5 – 6 m, được trồng 2 hoặc 3 hàng, kích thước hố trồng 40 x 40 x 40 cm, trộn lớp đất mặt với 3 – 5 kg phân hữu cơ + 50 g P2O5 và thêm 10 g Furadan 3H cho vào hố.

Thời vụ: chuối được trồng quanh năm, riêng đối với Chuối Cau thì thời điểm trổng trùng vào mùa gió tháng 5 – 6 dương lịch dễ làm gãy cổ buồng. Tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa, cây sinh trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao.

Khoảng cách trồng: thay đổi tùy theo giống và kỹ thuật để chồi. Đối với chuối xiêm 3 x 3 m, chuối già 2 ×2,5 m, chuối cau 2 x 2 m, trồng theo hình chữ nhật hay nanh sấu. Cách trồng: đặt mặt bầu đất (chuối con cấy mô) hay điểm tiếp giáp củ với thân giả (dạng chồi và củ) thấp hơn mặt líp từ 10 – 15 cm nhưng đừng để nước đọng lại trong hố.

Chăm sóc: trồng cây chắn gió quanh vườn, hạn chế rách lá làm giảm năng suất.
Tưới nước: ở giai đoạn cây con tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần.
Vào mùa mưa (tháng 5 – 11 dương lịch) thoát nước tốt cho vườn chuối, tháng 8 – 10 dương lịch mưa nhiều dễ gây ngập úng.

Bón phân: 150 – 200 g N; 50 g P2O5 và 200 – 250 g K2O/cây/vụ.

Bón lót: Toàn bộ P2O5 cho vào hố trước khi trồng, ở những vụ kế thì bón sau khi thu hoạch hay đầu mùa mưa.

Bón thúc:

Lần 1: sau khi trồng (SKT) 1,5 tháng bón 30% lượng N và 30% lượng K2O.

Lần 2: khoảng 4,5 tháng SKT bón 30% lượng N và 30% lượng K2O.

Ở giai đoạn cây con, có thể chia lượng phân ra làm nhiều lần tưới cho cây. Khi cây trưởng thành ta có thể bón phân theo hốc hay xới nhẹ quanh gốc theo tán cây cho phân vào lấp đất lại.

Tỉa chồi và để chồi: Tỉa chồi phải thường xuyên khoảng 1 tháng/lần, dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh sinh trưởng. Nên tỉa vào lúc trời nắng ráo, tránh để đọng nước xung quanh làm chồi con bị thối lây sang cây mẹ. Việc để chồi thực hiện sau khi trồng 5 tháng, chừa cây con mập, khoẻ mọc cách xa cây mẹ trên 20cm, sao cho mỗi bụi có 3 cây cách nhau khoảng 4 tháng.

Bẻ bắp che và chống quày: Sau khi xuất hiện 1 – 2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa. Dùng túi polyetylen có đục lỗ để bao quày để giữ cho màu sắc vỏ trái được đẹp hơn, hạn chế bù lạch chích hút trái non và sẽ làm tăng năng suất quày thêm 1 kg. Nên dùng cây chống quày tránh đỗ ngã.<xem thêm>

Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

Sâu đục gốc chuối

Sâu gây hại làm cho cây chuối còi cọc, héo rũ, trái nhỏ và cây chuối dễ bị đổ ngã trong thời gian mang buồng. Thời tiết nóng ẩm sâu gây hại mạnh.

Rầy cánh trắng

Rầy tập trung chích hút phần mặt dưới lá ở các lá già, phần gần gốc thân làm cho cuống lá ngắn, chất bài tiết của rầy phát sinh nấm bồ hóng làm cây phát triển còi cọc, yếu.

Rệp sáp

Rệp sáp xuất hiện và gây hại mạnh vào khoảng 2 tháng sau khi trổ buồng, chúng bám vào các kẻ giữa các trái chuối trên nải để chích hút, làm trái chậm lớn, nấm bồ hóng phát triển làm trái chuối bị đen làm giảm phẩm chất trái chuối.

Bệnh thán thư

Bệnh do nấm Colletotrichum sp. gây ra làm lá cháy khô, tàu lá bị gảy và teo lại, bệnh cũng gây hại trên trái làm giảm phẩm chất và năng suất thu hoạch. Bệnh gây hại mạnh lúc thời tiết nóng ẩm, có mưa và ẩm độ cao.

Bệnh héo rũ Panama

Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum f.sp.cubense gây ra, đây là bệnh rất nguy hiểm, thường thể hiện triệu chứng bệnh ra ngoài khi cây chuối ở giai đoạn sắp trổ hoặc đang mang buồng, làm thiệt hại lớn cho người trồng chuối. Chuối bị bệnh Panama lá thường vàng từ lá già lên các lá non và vết bệnh phát triển từ bìa lá lan vào giữa gân lá. Các lá già héo, cuống và phiến lá gảy cúp xuống nhưng vẫn còn neo trên cây, các lá đọt còn xanh, mọc thẳng và sau đó có màu xanh nhạt hơi vàng, nhăn nheo, cuối cùng khô héo. Cây bị bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển xung quanh nhưng sau đó cũng bị héo rụi. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch có màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi. Nấm bệnh lưu tồn trong đất và các cây bệnh. Nấm có thể sống hoại sinh trong củ chuối và các bộ phận khác một thời gian dài, lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mầm bệnh. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương phần rễ.<xem thêm>

Nguồn: Tiểu Ban Trồng trọt – Gap Library – TTNSV

Mục lục tham khảo thêm:

 

 

 

 

Hình ảnh Chuối cau

Chuối cau (Areca banana): có vẻ ngoài tròn, mập tựa như hình trái cau, khá nhỏ. Loại chuối này được trồng nhiều ở miền Trung và miền Nam.
Chuối cau lửa (Musa acuminata): tương tự như chuối cau, chỉ khác là lúc còn sống sẽ có màu hơi ngả sang đỏ.  

 

 

 

Hình ảnh Chuối cau lửa

 

 

 

 

Hình ảnh Chuối ngự

Chuối ngự (King banana): về ngoại hình tương đối giống chuối cau nhưng mật độ quả ít hơn. Xưa hay dùng để tiến vua vì vậy có tên là chuối ngự hay còn gọi là chuối tiến vua.
Chuối tiêu (Aromatic banana): có 2 loại là tiêu cao và tiêu lùn. Một nải chuối thường có 12 quả, có hình dáng cong như hình lưỡi liềm.  

 

 

Hình ảnh Chuối tiêu

 

 

 

 

 

Hình ảnh Chuối hột

Chuối hột (Wild banana): hay còn gọi là chuối chát, thường được dùng để ngâm rượu hoặc ăn kèm với các loại rau vì có vị chát nhiều hơn vị ngọt , bên trong ruột trắng và có nhiều hột.
Chuối bơm: trồng phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ, cho sản lượng cao khi khoảng 4 tháng cho ra 1 buồng chuối. Tuy nhiên trên thị trường chuối bơm có giá thành rẻ.  

 

 

 

Hình ảnh Chuối bơm

 

 

 

 

 

Hình ảnh Chuối sứ

Chuối sứ (Siamese banana): có 2 loại là sứ xanh và sứ trắng. Chuối sứ có phần quả to nhưng không dài, vị chuối chín ngọt nhẹ, thơm, hơi chát.
Chuối ngốp: có đặc điểm nổi bật là quả tương đối lớn, vỏ dày, chuyển sang màu nâu đen khi chín. Lúc ăn sẽ có vị hơi chua và độ nhão của phần thịt bên trong.  

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh Chuối ngốp

 

 

 

Hình ảnh Chuối lùn

Chuối lùn: chuối có ngoại hình mập, khi chín mềm và ngọt. Chuối lùn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe.
Chuối tiêu hồng: Chuối tiêu hồng có hình thức đẹp, quả to, mỗi quả có khối lượng lên đến 180 – 200 g, năng suất trung bình khoảng 35 – 50 tấn/ha/năm, chuối tiêu hồng còn có vị thơm ngon, không bị nát dù chín. Loại chuối này được trồng với mục đích xuất khẩu.  

 

 

 

 

Hình ảnh Chuối tiêu hồng

 

 

 

 

Hình ảnh Chuối già hương

Chuối già hương: Loại chuối này được xếp vào nhóm nhiều dưỡng chất, có hình dáng bên ngoài là cong và dài, khi chín lại có màu xanh. Chuối già hương là một trong những loại trái cây nổi tiếng được xuất khẩu của Việt Nam.
Chuối chà bột: Chuối chà bột là loại chuối được trồng phổ biến ở Long An, Bến Tre. Khi chín đều, chuối ăn rất bùi, dẻo ngọt nhưng càng chín thì sẽ càng mất đi độ dẻo. Một nải chuối có cân nặng từ 900 g – 1,3 kg.  

 

 

 

 

 

Hình ảnh Chuối chà bột

 

 

 

 

Hình ảnh Chuối laba

Chuối laba: Đây chính là loại chuối đặc sản của Đà Lạt, nổi tiếng với độ dẻo, thơm và có vị ngọt đặc trưng.
Chuối táo quạ: chuối táo quạ chỉ có thể ăn khi đã được luộc chín. Lúc này, chuối sẽ có vị bùi và cực kỳ dẻo. Hình dáng của chuối táo quạ khá lớn, to bằng cổ tay và dài khoảng 40 – 50 cm. Hình ảnh Chuối táo quạ
Hình ảnh Chuối cơm Chuối cơm (large meaty banana): chuối cơm có kích thước nhỏ, thân quả tròn. Khi ăn có vị ngọt thanh và bùi.

1 Comment
  1. sex nhật bản

    sex nhật bản

    Cây Chuối – Thư Viện Thực Hành Nông Nghiệp Tốt

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.