Giới thiệu về cây táo ta
Giới thiệu về cây táo ta
Tên khoa học của cây táo ta là Ziziphus mauritiana, Cây táo ta có thể trông như loại cây bụi cao từ 1,2-1.8m hay cây thân gỗ cao từ 3–9 m, thậm chí tới 12 m. Là loại cây ăn trái khá phổ biến ở nước ta, khi quả chưa chín, lớp cùi thịt có màu trắng, giòn, nhiều nước, vị từ chua tới ngọt, quả đã chín ít giòn hơn và chuyển dần sang dạng bột .<xem thêm>
Nguồn gốc xuất xứ và phân bố
Táo ta là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, có có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. . Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam.
Quả là loại quả hạch, khi chín nó mềm, chứa nhiều nước, có vị ngọt. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C. <xem thêm>
Giá trị dinh dưỡng và công dụng
- Giá trị dinh dưỡng
Vitamin C: Hàm lượng cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.
Vitamin A: Tốt cho thị giác và làn da.
Chất xơ: Hỗ trợ tiêu hóa, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Khoáng chất: Bao gồm canxi, sắt, kali, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và tuần hoàn máu.
Chất chống oxy hóa: Các hợp chất polyphenol trong táo giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động xấu từ môi trường.<xem thêm>
- Công dụng
Giàu chất oxy hóa: Cứ 100 gr táo ta sẽ có khoảng 400 – 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ của Trung Quốc. Vì thế, táo có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ô xy hóa, tốt cho sức khỏe và làn da.
Trong táo ta, lượng vitamin P cao hơn hàng chục lần trong quả quýt, trong cam, có tác dụng chống các biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, và dễ cáu gắt và mất ngủ. Chữa chứng suy giảm trí nhớ: một nắm quả táo đun trong 1/2 lít nước cho cạn còn khoảng 250ml, thêm ít mật ong hoặc đường cho vừa ngọt và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Chữa trĩ: lấy khoảng vài cành lá tươi cây táo đặt trên một nồi nước sôi rồi đậy nắp để hấp cho lá táo chín, sau đó nghiền lá táo đã hấp chín trong một ít dầu thầu dầu hoặc dầu mè, lấy hỗn hợp này lúc còn ấm đắp lên búi trĩ. Mỗi ngày hai lần và liên tục trong một tuần sẽ thấy kết quả. Rối loạn đường tiêu hóa: vỏ cây táo có tác dụng cầm tiêu chảy, kiết lỵ và chứng đau bụng. Dịch chiết của vỏ cây còn có tác dụng thông tiện và chống đầy hơi. <xem thêm>
Chữa chứng thiếu máu: Những người bị thiếu máu, bị thiếu các vitamin và giảm mức hemoglobin nên ăn táo ta. Loại quả này được dùng để điều trị bệnh gút và viêm khớp mãn tính, ngăn cản sự hình thành acid uric. Ngoài ra, táo ta còn là thứ trái cây tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với hiệu ứng bức xạ và có tác dụng tăng lực cho cơ thể.
Chữa cảm cúm: một muỗng dịch ép tươi của quả táo, thêm một nhúm nhỏ bột hạt tiêu, uống một lần trong ngày sẽ ngăn ngừa được chứng cảm lạnh. Bệnh đường miệng: nghiền lá tươi và đun lấy dịch chiết, thêm tí muối rồi ngậm súc miệng, ngừa viêm họng, làm sạch khí quản, chữa viêm nhiễm hầu họng và chứng rát lưỡi do ăn quá nhiều trái cây chua. Chữa viêm kết mạc: dịch chiết của lá táo được dùng để rửa mắt trong trường hợp viêm kết mạc hay viêm mắt đỏ.
Nuôi dưỡng tóc: Lấy bột lá táo trộn thành khối nhão rồi bôi lên da đầu mỗi ngày sẽ làm sạch da đầu, ngừa được gàu cũng như các bệnh nhiễm da đầu. Nó còn có tác dụng kích thích tóc mọc nhanh hơn và giữ tóc đen bóng. Chữa bệnh dạ dày: Táo có thể chữa được cả bệnh đau dạ dày và chứng viêm dạ dày mãn tính. Để làm điều đó cần gọt vỏ quả táo, sau đó đem xay thật nhuyễn rồi ăn loại bột táo tươi này vào buổi sáng vào lúc bụng đói. Cố gắng không dùng thức ăn khác trong vòng 5 giờ sau đó để bột táo phát huy hết tác dụng. Tiếp tục làm như vậy để chữa bệnh dạ dày. Ngăn ngừa chứng táo bón : Táo xanh còn chứa acid chlorogenic có tác dụng thúc đẩy loại bỏ acid oxalic ra khỏi cơ thể và bình thường hóa hoạt động của gan, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa nói chung. Vì thế ăn táo còn làm tăng cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa chứng táo bón.<xem thêm>
Tiềm năng thị trường, tình hình sản xuất và tiêu thụ
Tiềm năng thị trường
Tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước trồng 2 sào táo xanh giống Thái Lan, ông Thi phấn khởi cho biết vụ này táo được mùa, năng suất cao giá cả lại ổn định nên vườn táo cho thu nhập khá cao.
Vừa qua, với 2 sào táo gia đình ông thu được 9 tấn quả, thương lái đến tận vườn thu mua với giá bán bình quân từ 8.000-12.000 đồng/kg, bán được trên 80 triệu đồng, trừ chi phí cũng còn lãi khoảng 70 triệu đồng.
Không chỉ gia đình ông Thi mà nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang lựa chọn cây táo để thay thế cho một số cây trồng kém hiệu quả.
Theo các hộ nông dân, chi phí đầu tư ban đầu cho 1 sào táo gồm giống, vật tư nông nghiệp khoảng 25 triệu đồng, sau một năm trồng sẽ cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, thu hoạch từ 2-3 vụ/năm, năng suất từ 40-50 tấn quả/ha.
Với giá bán hiện tại bình quân khoảng 10.000 đồng/kg, mỗi hécta táo cho doanh thu từ 400-500 triệu đồng.
Nhờ hiệu quả kinh tế mang lại, diện tích trồng táo của Ninh Thuận không ngừng được mở rộng, đến nay toàn tỉnh có 1.020ha táo. <xem thêm>
Giá táo Ninh Thuận năm 2024 có sự biến động tùy theo thời điểm, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Đầu năm 2024, giá táo Ninh Thuận dao động từ 30.000 – 35.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do năng suất giảm do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh.
Hiện nay (cuối tháng 4/2024), giá táo xanh Ninh Thuận đã giảm nhẹ xuống còn 20.000 – 25.000 đồng/kg đối với táo gió và 25.000 – 30.000 đồng/kg đối với táo ta. Dự kiến, giá táo xanh Ninh Thuận sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới và có thể tăng nhẹ vào mùa cao điểm tiêu thụ (tháng 7 – 8).<xem thêm>
Tình hình sản xuất và tiêu thụ táo ta ở Việt Nam
Thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, các địa phương trên địa bàn tỉnh có nghề trồng táo phát triển như huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đang tập trung mở rộng quy mô sản xuất, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cây táo toàn tỉnh đạt 1.200ha, sản lượng đạt 54.000 tấn/năm.
Ông Phạm Dũng, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận cho biết, để phát triển nghề trồng táo theo hướng bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, ngành nông nghiệp địa phương hiện đang đẩy mạnh liên kết sản xuất táo theo chuỗi giá trị thông qua các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác trồng táo; phát triển các vùng trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP, táo hữu cơ; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kết hợp tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.<xem thêm>
Năm 2021, Ninh Thuận tập trung mở rộng quy mô sản xuất, nâng diện tích trồng táo lên trên 1.100 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng 44.000 tấn. Để giúp nông dân Ninh nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây táo, ngành nông nghiệp tỉnh đang tích cực nhân rộng diện tích bao lưới, phát triển giống mới, mở rộng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, táo hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm.<xem thêm>
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây táo ta
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển chung
- Đặc điểm thực vật học
Thân cây: Các loài cây này là các loài cây lớn nhanh và phát triển mạnh rễ cái. Chúng có thể là loại cây bụi rậm rạp, cao từ 1,2-1,8 m (4 – 6 ft) hoặc cây thân gỗ cao từ 3 – 9 m (10 – 30 ft) hay thậm chí tới 12 m (40 ft); mọc thẳng hoặc tỏa tán rộng, với các cành rủ xuống và có hoặc không có lông bao phủ, các cành nhánh ngoằn ngoèo, không gai hoặc có các gai nhỏ, thẳng và sắc. Chúng có thể là loại cây thường xanh hoặc không có lá trong vài tuần trong mùa hè nóng bức.
Lá cây táo ta: Lá so le, hình trứng hoặc elip thuôn dài, kích thước 2,5-6,25 cm (1- 2,5 in) chiều dài, 2–4 cm (0,75- 1,5 in) chiều rộng; dễ phân biệt với táo tàu (Ziziphus jujuba Mill.) bởi sự có mặt của các sợi lông tơ dày dặc, mềm như lụa, có màu nâu hay trắng ở mặt dưới cũng như cuống lá non thì ngắn và có lông. Ở mặt trên, chúng có màu xanh lục thẫm, bóng mặt và với 3 gân lá theo chiều dọc, dễ thấy và bị nén xuống cũng như các răng cưa rất rõ nét ở mép lá. <xem thêm>
Hoa cây táo ta: Hoa nhỏ, có 5 cánh hoa, màu vàng nhạt, tạo cụm 2-3 hoa trong nách lá.
Quả táo ta: Quả của loại mọc hoang có kích thước dài 1,25 – 2,5 cm (0,5 – 1 in). Các loại được nuôi trồng tốt có thể đạt kích thước dài tới 6,25 cm (2,5 in) và rộng tới 4,5 cm (1,75 in). Quả có thể có dạng hình trứng xuôi, hình trứng ngược, tròn hay thuôn dài; lớp vỏ trơn, bóng hay sần sùi, mỏng nhưng cứng, chuyển từ lục nhạt sang vàng, nếu để chín kỹ sẽ trở thành một trong các màu như cam cháy/nâu đỏ/đỏ một phần hay toàn bộ.
Quả táo ta: Khi chưa chín, lớp cùi thịt có màu trắng, giòn, nhiều nước, vị từ chua tới ngọt, có tính chất làm se nhẹ, tương tự như ở quả táo tây dại. Quả đã chín ít giòn hơn và chuyển dần sang dạng bột; quả quá chín nhăn nhúm, lớp cùi thịt có màu vàng sẫm, mềm, xốp và có mùi thơm. Lúc đầu hương vị giống như quả táo tây và dễ chịu nhưng nó trở thành có mùi xạ kỳ lạ khi đã chín kỹ. Quả chứa một hột cứng hình ôvan hay thuôn dài, cứng. Hột chứa 2 hạt hình elip, màu nâu, dài 6 mm (0,25 in). <xem thêm>
- Đặt điểm sinh thái
Thích hợp khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ 25-35°C, độ ẩm không khí 70-80%, độ cao 50-800m so với mặt nước biển; ánh sáng trực tiếp cường độ 1800-2500 lux.
Đất có độ dày tầng canh tác 1m trở lên, thoát nước tốt. Mực nước ngầm thấp hơn 1m so với mặt đất. Một số loại đất thích hợp: Xám, Vàng, Đỏ, Phù Sa, Đen. +Nhu cầu nước tưới trung bình.<xem thêm>
Các giống táo ta hiện nay
Táo ngọt H12
Là giống đột biến từ mầm của giống táo Thái Lan, hình dáng quả tròn lai ghép gốc từ táo Thiện Phiến. Táo ngọt H12 có đặc điểm sinh trưởng khỏe, năng suất và sức chịu đựng sâu bệnh gây hại tương đối. Mùa vụ của giống thường vào tháng 1 đến tháng 2.
Cây táo H12 có tán cây thấp, hình dáng giống như cây dù, tỏa ra rậm rạp và chi chít. Quả táo ta hình cầu tròn, chưa chín màu xanh đậm, khi chín vàng nhạt, giòn ngọt và hương thơm như quả lê. Quả có trọng lượng khoảng từ 20-25g, trung bình có khoảng từ 40-50 quả/kg. Với một cây táo từ 4-5 tuổi sẽ cho năng suất khoảng 80-150kg quả. <xem thêm>
Táo ta Gia Lộc
Thuộc giống táo ta nhập nội, được canh tác trong giai đoạn đầu tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Cây có đặc điểm phát triển tốt, sinh trưởng khỏe, chịu đựng sâu bệnh tốt, cho năng suất quả tương đối cao.
Quả táo Gia Lộc thường có hình dạng trái xoan, bề mặt vàng da cam, giòn, vị chua và trọng lượng trung bình khoảng 25-30g/quả. Theo đó, cây táo từ 2-5 tuổi sẽ cho năng suất khoảng 120-180kg quả. Là giống quả có hai mùa vụ, vụ thứ nhất vào tháng 8 và vụ thứ hai vào tháng 12. <xem thêm>
Táo xuân 21
Là giống táo ta mới, được Viện Sinh học tại trường Đại học Nông nghiệp I lựa chọn. Được thuần hóa từ giống thanh táo Đài Loan vào năm 1998. Táo xuân 21 dạng quả lớn, từ 25-30 quả/kg, phần thịt dày cơm, hạt nhỏ. Hình dạng quả trái xoan, khi chín màu trắng xanh, giòn ngọt, hương thơm đặc trưng.
Loại táo có thể cho mùa vụ 2 lần/năm, vụ thứ nhất vào tháng 9 và tháng 10, vụ thứ hai vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2. Táo xuân 21 có nhiều lợi thế, chỉ mới 2-3 năm sau khi tạo giống đã được canh tác trên diện rộng. <xem thêm>
Táo đại
Hay còn được gọi là Đại táo, được nhân giống bằng hình thức vô tính, đặc thù cây giống thừa hưởng đặc điểm từ cây táo ta mẹ. Theo đó, cây con khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất lượng quả tốt. Đặc điểm cây khỏe, chịu đựng sâu bệnh tốt, chịu hạn cao.
Táo đại là loại quả rất lớn, khi chín vụ chuyển sang màu vàng sáng, giòn ngọt, ăn mát. Cây cho thời gian thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12. Với năng suất quả đạt từ 7-8 tấn/hecta cho cây 1 tuổi, 10-12 tấn/hecta cho cây 2 tuổi. <xem thêm>
Táo ta Thiện Phiến chua
Là giống táo ta được canh tác lâu đời tại vùng Thiện Phiến, Hải Dương. Cây có khả năng thích nghi tốt và rộng, chịu sâu bệnh ở mức tương đối. Quả táo Thiện Phiến chua thường có hình tròn dẹt, tựa như bánh xe. Với trọng lượng trung bình từ 15-20g/quả, đường kính quả khoảng từ 2,5-3,5cm. Quả có rốn thấy rõ ở phần cuống, tổng thể nhơ hơn quả táo Thiện Phiến ngọt.
Khi còn trong giai đoạn phát triển, quả non có vỏ màu xanh nhạt, vị chua nhạt. Đến khi chín đều, màu vỏ quả vàng sáng, vị chua đậm hơn và có cùi giòn. Thông thường, táo Thiện Phiến chua sẽ cho quả chín vào tháng 3, khoảng sau Tết Nguyên Đán. <xem thêm>
Táo ta Thiện phiến ngọt
Tương tự, táo Thiện Phiến ngọt có nguồn gốc từ vùng Thiện Phiến thuộc tỉnh Hải Dương. Giống được đưa về trồng trọt và nghiên cứu tại trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội từ trước năm 1960. Sau đó, do cây sở hữu nhiều lợi thế, nên từ sau năm 1973, giống cây dược nhân giống và trồng trọt phổ biến.
Đặc điểm quả có hình dáng tròn, hơi dẹt, với đường kính khoảng từ 3-4cm. Lúc chưa chín, quả có vỏ xanh phớt tía hoặc xanh đậm, vị chát. Khi chín, quả có màu vàng trắng, bề mặt hơi nứt, có các vệt nhỏ lấm chấm. Thời điểm này, quả có vị ngọt xen lẫn chua và cùi giòn.<xem thêm>
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Chuẩn Bị Đất Trồng
Đất trồng táo cần phải được làm sạch cỏ dại và được cày bừa kỹ. Phải đảm bảo đất có độ pH từ 5.5 đến 6.5 và giàu dinh dưỡng.
Thời Vụ Trồng
Thời vụ trồng cây táo tốt nhất là vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4. Nếu cây giống ghép sớm, có thể trồng từ tháng 11.
Khoảng Cách Trồng
Khoảng cách trồng giữa các cây thường là 3-4 mét để đảm bảo cây có đủ không gian phát triển.
Cách Đào Hố Trồng và Bón Lót
Kích thước hố trồng: 40x40x40 cm.
Bón lót mỗi hố: 15-20 kg phân chuồng ủ hoai mục, 0.5 kg super lân, 0.3 kg kali, 0.2 kg vôi bột.
Trộn đều các loại phân với đất, cho xuống hố và vun ụ lồi lên so với mặt đất 20 cm. <xem thêm>
Kỹ Thuật Trồng Cây
Đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất và nén chặt để đảm bảo cây đứng vững. Tưới nước ngay sau khi trồng để giúp rễ cây tiếp xúc tốt với đất.
Chăm Sóc Cây Sau Khi Trồng
Tưới nước thường xuyên, đặc biệt là trong mùa khô hạn.
Phủ rơm hoặc lá khô quanh gốc cây để giữ ẩm.
Bón phân định kỳ: 2-3 lần/năm, sử dụng phân hữu cơ hoặc phân NPK.
Thu Hoạch
Sau khoảng 2-3 năm, cây táo sẽ cho quả. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi quả đã chín đều và có màu vàng sáng. <xem thêm>
Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
- Sâu hại trên cây táo
Sâu ăn lá, cuốn lá trên Cây Táo
Đặc điểm gây hại
Sâu cắn từ lá non đến lá già làm giảm quang hợp của cây, gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của quả.
Biện pháp phòng trừ
Khi phát hiện có sâu cắn lá, sâu cuốn lá hoặc nhện đỏ, phải tiến hành phun Thuốc trừ sâu TICTAK 50EC, Chế phẩm sinh học Bio-B, tốt nhất là phun định kỳ 15 ngày/lần.
Trước khi táo ra hoa rộ khoảng tháng 8-9, dù không có sâu vẫn nên phun thuốc để đề phòng sâu đục quả non.
Trong thời gian táo ra hoa rộ, nên hạn chế phun thuốc để tránh hiện tượng rụng hoa. <xem thêm>
Sâu đục thân trên Cây Táo
Đặc điểm gây hại
Trong tháng 6-7, thường sẽ xuất hiện xén tóc đẻ trứng vào thân cây và sâu non gặm vỏ tạo thành đường xoắn trôn ốc xung quanh thân cây, cắt đứt đường vận chuyển nhựa từ trên xuống làm cây bị vàng và chết.
Biện pháp phòng trừ
Kiểm tra thường xuyên, cắt bỏ kịp thời những cành bị sâu và tiêu diệt, bắt sâu non. Phun Thuốc trừ sâu Pesieu 500SC, Thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới BITADIN WP…để phòng, trừ sâu. <xem thêm>
- Bệnh hại trên cây táo
Bệnh phấn trắng trên Cây Táo
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Podosphaeria leucotricha gây ra. Bệnh thường phát triển trên lá non, khi gặp điều kiện ẩm độ không khí cao (trên 85%) và nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C).
Triệu chứng bệnh
Trên lá: Ban đầu là những đốm phấn mịn màu trắng hay xám trắng ở mặt dưới của lá, sau đó phát triển rộng dần làm mép lá bị cuốn vào bên trong, xoắn vặn, lá trở nên thô cứng, giòn và dễ rụng.
Trên hoa và trái: Hoa biến dạng, xoắn vặn rồi khô cháy. Trên trái, trái không phát triển được, trái nhỏ, sần sùi, có màu nâu. Nếu nặng trái non bị rụng hàng loạt.
Trên chồi non: Chồi non bị bệnh sẽ ngắn lại, đọt bị chùn, chồi ngọn bị chết.
Biện pháp phòng trừ
Không trồng táo quá dầy, thường xuyên cắt tỉa tạo cho vườn luôn thông tthoáng, hạn chế bớt sự phát triển và gây hại của bệnh.
Nên cắt bỏ và loại bỏ những bộ phận đã bị gây hại nặng trước các đợt ra đọt non, ra hoa kết trái non.
Phun thuốc ướt đều tán lá khi bệnh mới xuất hiện. Dùng thuốc Anvil, thuốc Ridomil Gold 68WG …<xem thêm>
Bệnh thối trái trên Cây Táo
Nguyên nhân gây bệnh
Do Nấm Phytophthora cactorum và Nấm Rhizopus arrhizus gây ra.
Triệu chứng bệnh
Nấm Phytophthora cactorum: tạo vùng thối ướt nước, có màu nâu nhạt, sau đó sậm màu, nâu dần và thối nhũn, có mùi hôi chua khó chịu. Quả thối còn treo trên cây hoặc rụng xuống đất.
Nấm Rhizopus arrhizus: vỏ trái bị thối nâu dễ bong ra, thịt trái bị thối nhũn, chua, không có mùi hôi, phủ lớp tơ đen dày đặc trên trái và lan sang các trái khác lân cận.
Biện pháp phòng trừ
Bón đầy đủ cân đối phân NPK giúp cây sinh trưởng tốt trong mùa khô, thông thoáng vườn cây trong mua mưa, tránh ẩm thấp.
Phun thuốc ướt đều tán lá, trái khi bệnh mới xuất hiện bằng các loại thuốc: Manozeb 800WP. Bổ sung Phân bón Super Canxi Nitrat để tăng khả năng đậu trái. <xem thêm>
Bệnh ghẻ Táo
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Venturia inaequalis gây ra. Nấm thường tấn công trên các phiến lá, cuống lá, hoa và trái non, ít khi tấn công trên các chồi non. Các sợi nấm thường lây lan qua các giọt nước, gió…và xâm nhiễm vào các lỗ khí khổng của các bộ phận non ở lá, cuống hoa, quả non để phát triển và gây hại.
Triệu chứng bệnh
Trên lá, đốm bệnh tròn, màu xám xanh, hơi gồ lên, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá, sau đó mới lan dần.
Trên quả vết bệnh màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, quả méo mó và rụng sớm.
Bệnh nặng làm cho lá bị nhỏ lại, rộp phồng lên và khô chết dọc theo bìa lá. Trên quả, vết bệnh có hình tròn, rõ nét, màu xanh xám, có các sợi tơ phát triển trên đó. Giai đoạn sau các vết bệnh chuyển màu nâu sẫm, nổi thành ghẻ và nứt.
Nếu trên bề mặt quả có nhiều vết bệnh và bệnh phát triển mạnh sẽ làm cho quả bị biến dạng, méo mó, chất lượng kém, thịt quả cứng, ít nước và ăn không ngon, thậm chí bị rụng sớm.
Biện pháp phòng trừ
Sau thu hoạch cần đốn tỉa triệt để và thu gom hết tàn dư cây bệnh đem tập trung và đốt hết để tránh lây lan.
Không trồng quá dày làm vườn cây thiếu ánh sáng; cắt tỉa, tạo hình để cây sinh trưởng phát triển tốt, có độ thông thoáng, tránh được ẩm độ cao trong vườn
Phun các thuốc Carosal 50SC,Antracol 70WP… phun thuốc ướt đều tán lá, trái khi bệnh mới xuất hiện. <xem thêm>
Các biện pháp tốt nhất giúp phòng trừ bệnh trên Cây Táo
Chọn mua cây giống ở vườn ươm uy tín, đảm bảo cây có sức đề kháng tốt.
Trồng trên luống cao thay vì trồng trực tiếp dưới mặt đất bằng phẳng.
Khoảng cách giữa các cây trồng hợp lý, không quá gần nhau.
Cải thiện hệ thống thoát nước của đất trồng, đảm bảo nước không bị đọng gây ngập úng, thối rễ và tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm sinh sôi.
Thường xuyên dọn cỏ, dọn lá rụng trong chậu, vườn, nhất là vào thời điểm mùa thu và mùa đông.
Loại bỏ ngay những cành, lá hay bất kỳ bộ phận nào bị nhiễm bệnh để tránh sự lây lan. Việc này là cực kỳ quan trọng trong thời kỳ táo ra quả và quả chuẩn bị chín.
Chủ động phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh, đặc biệt là thuốc diệt nấm vì các bệnh trên cây táo chủ yếu là do nấm và vi khuẩn gây ra.<xem thêm>
Tài liệu tham khảo
Cẩm nang cây trồng, Cây táo ta. Truy cập ngày 17/06/2025, từ https://camnangcaytrong.com/cay-tao-ta-cd32.html
Vietnamplus (2019), Ninh Thuận mở rộng quy mô trồng táo, nâng cao hiệu quả kinh tế. Truy cập ngày 17/06/2025, từ https://www.vietnamplus.vn/ninh-thuan-mo-rong-quy-mo-trong-tao-nang-cao-hieu-qua-kinh-te-post604055.vnp
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2021). Tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm táo Ninh Thuận. Truy cập ngày 17/06/2025, từ https://vaas.vn/vi/khoa-hoc/tang-nang-suat-chat-luong-cho-san-pham-tao-ninh-thuan
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.