Giới thiệu về cây đậu phộng

  1. Giới thiệu về đậu phộng và đặc điểm dinh dưỡng

Lạc (còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng), danh pháp khoa học là arachis hypogaea là một loài đậu thuộc họ Đậu (Fabaceae), được trồng rộng khắp ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Lạc là loài đậu trồng để lấy hạt là bộ phận cung cấp chất dinh dưỡng, nó cũng được xem là một loài cây trồng “lấy dầu” do hạt của nó có hàm lượng dầu và chất béo cao.<xem thêm>

Nguồn gốc xuất xứ

Đây là một loài cây thực phẩm thuộc họ đậu, có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Châu á đứng hàng đầu về diện tích trồng cây lạc (đậu phộng), Việt Nam có diện tích xếp thứ 5 trong tổng 25 nước châu á trồng lạc. Ở nước ta, cây lạc được trồng chủ yếu ở những chân đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, số ít được trồng trên đất đỏ bazan… <xem thêm>

Đặc điểm dinh dưỡng và công dụng

  1. Giá trị dinh dưỡng

Chất béo trong lạc: Lạc có hàm lượng chất béo cao

Lượng chất béo nằm trong khoảng 44-56% và chất béo chủ yếu ở dạng đơn và đa chức, hầu hết trong đó là acid oleic (40-60%) và acid linoleic.

Protein lạc: Lạc là một nguồn giàu protein. Protein chiếm khoảng 22-30% lượng calo, do đó lạc là một nguồn protein thực vật phong phú. Loại protein chiếm nhiều nhất trong lạc là arachin và conarachin, có thể gây dị ứng trầm trọng ở một số người, là nguyên nhân gây ra các phản ứng đe dọa tính mạng.

Tinh bột: Lạc chứa ít tinh bột. Tinh bột chỉ chiếm 13-16% trong tổng lượng.

Vitamin và chất khoáng: Lạc là một nguồn có nhiều vitamin và khoáng chất phong phú, bao gồm: Biotin, đồng, niacin, folate, manga, vitamin E, thiamin, phospho và magie. <xem thêm>

Các thành phần khác

Lạc chứa nhiều loại hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học và các chất chống oxy hóa.

Hầu hết các chất chống oxy hóa tập trung trên lớp vỏ lụa lạc (đậu phộng) hiếm khi được ăn, trừ khi ăn lạc tươi.

Lạc chứa nhiều loại hợp chất thực vật, bao gồm các chất chống oxy hóa như acid coumaric và resveratrol, cũng như các chất phản dinh dưỡng như acid phytic. <xem thêm>

  1. Công dụng

Tốt cho tim mạch:

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn đậu phộng hoặc các hạt khác giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch. Do trong đậu phộng chứa rất nhiều chất béo tốt nên có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol. <xem thêm>

Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư:

Theo các nghiên cứu, ăn đậu phộng có thể ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Đậu phộng rất giàu chất chống oxy hóa, có chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu có thể giúp ngăn ngừa ung thư một cách tự nhiên.

Quản lý lượng đường trong máu:

Đậu phộng là thực phẩm tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do trong đậu phộng có chỉ số đường huyết thấp nên là chúng không gây ra đột biến lớn về lượng đường trong máu. <xem thêm>

Hỗ trợ giảm cân:

Đậu phộng có hàm lượng protein và chất xơ cao hỗ trợ giảm cân. Hai chất này đều có hiệu quả trong việc quản lý cân nặng. Đậu phộng là nguồn cung cấp chất xơ, chất béo lành mạnh và protein sẽ giúp kiểm soát sự thèm ăn của bạn.

Tốt cho sự phát triển của thai nhi:

Trong đậu phộng có chứa hàm lượng acid folic cao. Đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài ra, còn làm giảm nguy cơ sinh con khuyết tật ống thần kinh.<xem thêm>

Các sản phẩm từ hạt lạc (đậu phộng)

 Hạt lạc dùng làm thực phẩm trực tiếp: lạc luộc, lạc rang, muối lạc, muối lạc – vừng, chè lạc, xôi lạc.

Dùng hạt lạc rang giã nhuyễn rắc vào món ăn: Nhiều loại thực phẩm như kem, bánh bò, bánh cuốn, bánh ít trần, chè trôi nước, nộm, gỏi và các món xào, nấu được tẩm hạt lạc rang đâm nhuyễn như món gia vị để tạo chất thơm và béo, gỏi rắc lạc.

Dùng làm kẹo, bánh: Kẹo và nhân bánh đậu phộng.

Các loại thực phẩm khác: bơ lạc, bột lạc, sữa lạc, dầu lạc dùng làm thực phẩm. <xem thêm>

  1. Tiềm năng thị trường, tình hình sản xuất và tiêu thụ

Tiềm năng thị trường      

Từ những vùng đất trồng lúa và đất trồng cây khác kém hiệu quả, rất nhiều hộ dân tại xã Lương Sơn; huyện Ninh Sơn chuyển sang trồng đậu phộng (cây lạc), nhưng điển hình và trồng tập trung nhất là vùng thôn Tân Lập 2 thuộc xã Lương Sơn với diện tích khoảng 31 ha. So với một số loại cây trồng khác thì cây đậu phộng dễ trồng, dễ chăm sóc, mau thu hoạch, nhất là vốn đầu tư ít. Đậu phộng trồng từ 3-4 tháng sẽ thu hoạch. Với năng suất rất cao khoảng 4,5 tấn/ha với giá bán tươi giao động từ 22 000 – 25.000 đ/1 kg, trong khi trồng lúa chỉ đạt hơn 6 tấn/ha với giá bán khoảng 7,500đ/1 kg. Sau khi trừ các chi phí thì thu nhập từ cây đậu phộng mang lại cao gấp 2 đến 3 lần so vớ cây lúa.<xem thêm>

Quy mô Thị trường Đậu phộng ước tính đạt 90,42 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến ​​sẽ đạt 102,81 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 2,60% trong giai đoạn dự báo (2024-2029). <xem thêm>

Tính đến năm 2020, cây đậu phộng ở Trà Vinh đã chiếm gần 60% diện tích và 70% sản lượng của khu vực; hiện tỉnh đã hình thành được một số vùng chuyên canh tập trung tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Trà Cú với diện tích gần 5.000 ha, năng suất đậu tươi bình quân khoảng 8,0 tấn/ha, nếu chỉ tính giá bán từ 14.000-15.000 đồng/kg thì nông dân thu được lợi nhuận từ 60-70 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, phẩm chất đậu phộng trồng tại Trà Vinh được đánh giá cao trên thị trường trong nước do: Hạt to, màu vỏ sáng, sạch, ít tạp chất, phù hợp chế biến và xuất khẩu, có khả năng đáp ứng được các điều kiện của tiêu chuẩn VietGAP.<xem thêm>

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây đậu phộng trên thế giới

Nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm giàu protein dự kiến ​​sẽ thúc đẩy nhu cầu cao về đậu phộng trên toàn cầu trong giai đoạn dự báo, khuyến khích xuất khẩu cao hơn. Hơn nữa, nhu cầu ngày càng tăng về 

dầu đậu phộng trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc cá nhân đã thúc đẩy hơn nữa sự tăng trưởng của thị trường. Argentina, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Trung Quốc là những nước xuất khẩu đậu phộng lớn trên toàn cầu. Theo bản đồ thương mại ITC, năm 2021, Argentina xuất khẩu 634.080 tấn đậu phộng, tiếp theo là Ấn Độ với 563.268 tấn ở vị trí thứ hai. Tại Hoa Kỳ, hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra ở Đông Nam Bộ, Tây Nam, Virginia và Bắc Carolina, nơi diễn ra phần lớn hoạt động xuất khẩu. <xem thêm>

Hà Lan, Đức và Vương quốc Anh là ba quốc gia mang lại nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu đậu phộng ở các nước đang phát triển. Trong tương lai, thị trường đậu phộng ở Châu Âu dự kiến ​​sẽ tăng trưởng do những thay đổi trong mô hình tiêu dùng của khách hàng, vì protein từ thực vật đang ngày càng phổ biến thay vì protein từ thịt. Khi mọi người ngày càng quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh, đậu phộng được kỳ vọng sẽ trở thành nguồn cung cấp chất béo không bão hòa, chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất quan trọng.<xem thêm>

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây đậu phộng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, đậu phộng là loại nông sản được trồng ở nhiều địa phương, đạt sản lượng khoảng 530.000 tấn (chiếm khoảng 2% sản lượng toàn cầu). Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 10 năm (2006 – 2015) thì diện tích gieo trồng có xu hướng giảm từ 246,7 nghìn ha xuống còn khoảng 200 nghìn ha, nhưng năng suất có tăng từ 18,7 tạ/ha lên 22,7 tạ/ha.<xem thêm>

 

Tính đến cuối năm 2017, Tây Ninh có tổng diện tích sản xuất đậu phộng là 5.093 ha. Trong đó, địa phương có diện tích sản xuất đậu nhiều nhất là huyện Dương Minh Châu (2.545,6 ha) và Trảng Bàng (2.349,5 ha). Các huyện còn lại có sản xuất đậu nhưng diện tích không  nhiều. Về năng suất, Dương Minh Châu là huyện có năng suất bình quân cao nhất, đạt 40,57 tạ/ha. <xem thêm>

Đến năm 2013, Bình Định đã thực hiện chuyển đổi sang cây trồng cạn trên đất lúa kém hiệu quả được hơn 3.630ha, thế nhưng vẫn mới chỉ đạt được 54% theo kế hoạch. Bước sang năm 2014, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Bình Định tăng lên được 5.433ha.

Đến năm 2022, Bình Định tiếp tục thực hiện chuyển đổi được 3.078ha đất trồng lúa sang các loại cây trồng cạn, trong đó chuyển sang trồng đậu phụng (lạc) được 1.047ha, rau màu 917ha, cỏ chăn nuôi gia súc 541ha, bắp (ngô) 104ha, đậu các loại 27ha. Hiệu quả từ chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa mang lại thu nhập cao hơn gấp nhiều lần. <xem thêm>

Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng đậu phộng

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển chung

  1. Đặc điểm sinh học

Đậu phộng (cây lạc) là cây thân thảo đứng, sống hằng niên.

Thân cây lạc: Thân phân nhánh từ gốc, có các cành toả ra, cao 30-100 cm tùy theo giống và điều kiện trồng trọt. <xem thêm>

Rễ cây lạc: Rễ cọc, có nhiều rể phụ, rể cộng sinh với vi khuẩn tạo thành nốt sần.

Lá cây lạc: Lá kép mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 4-7 cm và rộng 1-3 cm. Lá kèm 2, làm thành bẹ bao quanh thân, hình dải nhọn.

Hoa cây lạc: Cụm hoa chùm ở nách, gồm 2-4 hoa nhỏ, màu vàng. Dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. <xem thêm>

Quả (củ) lạc: Sau khi thụ phấn, cuống hoa dài ra, làm cho nó uốn cong cho đến khi quả chạm mặt đất, phát triển thành một dạng quả đậu (củ) trong đất dài 3-7 cm, mỗi quả chứa 1-4 hạt và thường có 2 hạt. Quả hình trụ thuôn, không chia đôi, thon lại giữa các hạt, có vân mạng.

Trong danh pháp khoa học của loài cây này thì phần tên chỉ tính chất loài có hypogaea nghĩa là “dưới đất” để chỉ đặc điểm quả được dấu dưới đất.

Hạt lạc: Quả chứa từ 1 đến 4 hạt, thường là 2 hạt, hạt hình trứng, có rãnh dọc. Hạt chứa dầu lên đến 50%. <xem thêm>

  1. Đặc điểm sinh thái

Đất trồng

Ruộng gieo trồng cần chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ: cát pha thịt nhẹ, tơi xốp giàu Ca, P…. pH thích hợp là 5,5-6,5, dễ thóat nước trong mùa mưa và chủ động tưới, khuyến cáo đất trồng xen vụ, hoặc bỏ vụ. <xem thêm>

Nước

Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, đặc biệt ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Cây có thể sinh trưởng, phát triển ở nơi có lượng mưa từ 1.000 – 1.500 mm và phân bố đều trong vụ trồng. <xem thêm>

Ánh sáng

Cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp, trung bình cần 200 giờ nắng/ tháng thuận lợi cho ra hoa và tạo nốt sần. <xem thêm>

Nhiệt độ

Đậu phộng phát triển thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 24-330C, thích hợp khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và nhiều ánh sáng. <xem thêm>

Các giống đậu phộng hiện nay

Giống đậu phộng L14

Nguồn gốc: giống đậu phộng L14 do Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ thuộc Viện KHNN Việt Nam đã nhập nội và chọn theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt.

Thời gian sinh trưởng:

          Vụ Đông Xuân:  98 -100 ngày.

          Vụ Hè Thu:  90 –  95 ngày.

Giống L14 kháng nhẹ đối với bệnh chế ẻo (héo xanh) vi khuẩn và bệnh đốm lá.

Thân đứng, lá xanh đậm, khả năng phân cành và tỉ lệ cành hữu hiệu cao, tỷ lệ trái 2 hạt đạt trên 90%.

Vỏ quả rằn, vỏ lụa màu hồng, chịu thâm canh.

Khối lượng 100 quả khoảng 170 -175 gam, khối lượng 100 hạt khoảng 61,0 gam và tỉ lệ nhân/quả khoảng 70%.

Năng suất ở điều kiện thâm canh trong vụ Đông Xuân biến động từ 45 – 50 tạ/ha và trong vụ hè từ 40 – 45 tạ/ha. <xem thêm>

Giống lạc L23

TGST: 125 – 130 ngày (vụ Xuân) và 100 – 105 ngày (vụ Thu Đông).

Thân đứng, góc phân cành hẹp; lá chét hình elip thuôn, màu xanh đậm; vỏ quả thô, eo

 quả trung bình, mỏ quả cong rõ, vỏ lụa màu hồng; khối lượng 100 hạt: 48,5 – 58,6 g ; tỷ lệ nhân 68 – 72%.

Năng suất trung bình 30 – 35 tạ/ha. Thâm canh tốt có thể đạt > 50 tạ/ha. Giống thích hợp trên chân đất cát pha và thịt nhẹ.

bệnh hại lá cao, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn; chịu hạn khá. Giống không có tính ngủ nghỉ hạt tươi. <xem thêm>

Giống lạc L26

TGST: 130 – 135 ngày (vụ Xuân) và 100 – 115 ngày (vụ Thu Đông).

Thân đứng, lá hình elip hẹp đứng, màu xanh đậm; vỏ quả thô, eo quả trung bình, mỏ quả cong, vỏ lụa màu trắng hồng; khối lượng 100 hạt 48,5 – 58,6 g; tỷ lệ nhân 72 – 74%.

Năng suất trung bình 30 – 40 tạ/ha. Thâm canh tốt có thể đạt >50 tạ/ha. Giống yêu cầu thâm canh cao. Thích hợp trên đất cát và cát pha vùng Bắc Trung bộ.

Kháng bệnh hại lá trung bình; không kháng bệnh chết cây con; giống không chịu hạn. Sức sống hạt giống tốt; không có tính ngủ nghỉ. <xem thêm>

Giống lạc l27 (L19)

TGST: 125 ngày (ở vụ Xuân) và 95 ngày (ở vụ Đông).

Thuộc dạng thân đứng, tán gọn, lá xanh, sinh trưởng khỏe, số quả chắc/cây nhiều (13 – 16,0 quả), ra hoa kết quả tập trung; khối lượng 100 quả 145 – 152 g, khối lượng 100 hạt 50 – 55 g, tỷ lệ nhân: 70 – 73%, eo quả trung bình, gân quả rõ trung bình, vỏ lụa hạt màu hồng cánh sen.

Năng suất cao, từ 32 – 45,4 tạ/ha tùy vụ. Đặc biệt hàm lượng dầu cao (53%); kích cỡ hạt lớn. Giống L27 có thể gieo trồng trên nhiều chân đất khác nhau và trồng được trong cả vụ Xuân và vụ Thu Đông.

Chịu thâm canh, chống đổ tốt, nhiễm trung bình với bệnh đốm lá (gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu), kháng bệnh héo xanh vi khuẩn khá hơn so với giống L14.

Giống lạc L18

TGST: 120 – 130 ngày ở vụ Xuân, 100 – 105 ngày trong vụ Thu Đông.

Thuộc dạng thân cứng, thấp cây, tán gọn, chống đổ tốt, lá có màu xanh đậm. Quả to, eo trung bình, gân rõ, vỏ lụa màu hồng. Khối lượng 100 quả: 168 – 178 gam, khối lượng 100 hạt: 60 – 65 gam, tỷ lệ nhân: 69 – 71%.

Tiềm năng năng suất quả 50 – 70 tạ/ha, là giống yêu cầu thâm canh cao, nên trồng ở các chân đất màu mỡ có khả năng tưới tiêu chủ động.

Nhược điểm là vỏ dày. Có khả năng kháng sâu cao, kháng bệnh hại lá (đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt) và kháng bệnh héo xanh vi khuẩn trung bình. <xem thêm>

Giống lạc MD7

TGST: 120 ngày ở vụ Xuân và 95 – 100 ngày vụ Hè hoặc vụ Hè Thu.

Dạng cây đứng, sinh trưởng khỏe. Eo quả trung bình, mỏ quả trung bình. Mỗi cây có trung bình 13 quả chắc. Khối lượng 100 hạt là 51 gam. Tỷ lệ nhân/quả là 70,3%, vỏ hạt màu hồng cánh sen.

Năng suất giống thích hợp gieo trồng ở các tỉnh phía Bắc và yêu cầu thâm canh cao đạt trung bình 35 tạ/ha. Nhiễm trung bình với bệnh đốm nâu. Chịu hạn khá, chịu đất ướt tốt.

Giống lạc MD9

TGST: Vụ Thu Đông 108 – 110 ngày, vụ Xuân 125 – 130 ngày.

Thân có màu xanh, lá xanh đậm, chiều cao trung bình 35 – 40 cm, cứng cây, chống đổ tốt; eo quả nông, vỏ quả hơi dày, vỏ hạt màu hồng nhạt dễ chuyển màu. Tỷ lệ nhân 70,1%, khối lượng 100 quả 144,3 gam; khối lượng 100 hạt 55 g.

Năng suất thích hợp cho vùng thâm canh, thích ứng cho vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ vụ Thu Đông 20 – 34 tạ/ha; vụ Xuân 30 – 40 tạ/ha.

Kháng bệnh gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu, bệnh thối quả và sâu chích hút tốt. Nhiễm trung bình đối với bệnh héo xanh vi khuẩn. Dễ tính, chống chịu điều kiện bất thuận khá. <xem thêm>

Giống lạc TK10

TGST: 122 – 125 ngày (vụ Xuân), 92-96 ngày (vụ Hè Thu) và 108-110 ngày (vụ Thu Đông).

Cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, thân đứng, cứng cây, chống đổ tốt. Số lượng quả chắc trung bình 11 – 14 quả/cây. Vỏ quả mỏng, eo nông; khối lượng 100 quả đạt 149,4 g; khối lượng 100 hạt đạt 62,4 g; tỷ lệ nhân đạt 75,1 – 80%; hạt màu hồng nhạt, hình trụ, không nứt vỏ lụa, chất lượng tốt, độ đồng đều cao.

Năng suất có thể trồng được trên đất đồi, đất cát, đất cát ven biển, rất thích hợp với các chân đất cát pha, đất thịt nhẹ, chịu thâm canh trung bình 39,4 tạ/ha.

Chống chịu trung bình với các bệnh đốm đen và một số côn trùng chích hút, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn. <xem thêm>

Giống lạc sen thắt Nghệ An

TGST: khoảng 110 – 115 ngày vụ Xuân và 95 – 100 ngày vụ Thu Đông.

Dạng cây nửa bò, bản lá rộng, sinh trưởng khỏe; tỷ lệ nhân cao, cỡ hạt trung bình 50 – 55 g/100 hạt, vỏ lụa màu cánh xen, không nứt vỏ lụa.

Năng suất bình quân 30 – 35 tạ/ha.

Chịu hạn khá. <xem thêm>

Giống lạc GV10

TGST: 94 – 97 ngày trong vụ Đông Xuân; 90 – 94 ngày trong vụ Hè Thu và Thu Đông.

Dạng cây đứng, lá hình trứng thon màu xanh đậm, gân quả rõ. Đặc điểm nổi bật của giống lạc GV10 là có hạt to, đều; khối lượng 100 hạt 44 – 46 gam, khối lượng 100 quả đạt 116 – 135 gam. Vỏ lụa màu trắng hồng, căng, đều đẹp, tỷ lệ nhân 68 – 69 %.

Năng suất đạt 2,0 – 2,5 tấn/ha vụ Hè Thu và Thu Đông, 2,5 – 3,5 tấn/ ha vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Thích hợp trên chân đất thịt nhẹ, tơi xốp; riêng đất cát pha có thể thâm canh.

Chống chịu với bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt và bệnh héo xanh vi khuẩn ở mức trung bình. <xem thêm>

Giống lạc HL25

TGST: 90 – 95 ngày

Cao cây: 50 – 60 cm, thuộc nhóm Spanish. Số cành cấp 1: 4 – 5 cành. Tổng số quả/ cây: 25 – 35 quả; tỷ lệ quả 3 hạt: 60 – 65%. Khối lượng 100 hạt: 40 – 45 g. Vỏ quả có gân, mỏ quả thẳng cong, màu hạt trắng hồng. Tỷ lệ nhân 70 – 72%.

Năng suất đạt 2,0 – 2,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu và Thu Đông; 2,5 – 3,5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè.

Thích hợp canh tác cho vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. <xem thêm>

Giống lạc LDH.01

TGST: 86 – 96 ngày tùy theo thời vụ và sinh thái.

Dạng cây thuộc loại hình nửa đứng, lá màu xanh nhạt, eo quả trung bình, vỏ gân quả không rõ ràng, vỏ quả mỏng. Kích cỡ hạt trung bình (khối lượng 100 hạt bình quân 56,8 gam), tỷ lệ nhân/quả cao (bình quân 76,5%). Khối lượng 100 quả 142 – 148 gam; tỷ lệ quả 3 hạt chiếm trên 40%.

Năng suất trung bình đạt 3,5 – 4,0 tấn/ha. <xem thêm>

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

a.      Thời vụ trồng lạc (đậu phộng)

Cây lạc (cây đậu phộng) có thể trồng ở nhiều vùng trên cả nước:

Vùng Đông Xuân Hè Thu Thu Đông
Bắc Trung Bộ 25/01-28/02 30/06 – 15/07 15/08 – 10/10
Nam Trung Bộ 15/12 – 10/01 15/04 – 15/05
Tây Nguyên 15/05 – 10/06 01/08 – 15/08

 

b.     Đất đai trồng lạc (đậu phộng)

Đất thích hợp có pH từ 5,5-6,5 để tạo điều kiện cho vi khuẩn nốt sần phát triển tốt.

Đất phải tơi xốp, cao ráo, thoát nước nhanh để tia đậu phộng dễ đâm vào đất. <xem thêm>

c.      Giống lạc (đậu phộng)

Tiêu chuẩn hạt giống:

Không lẫn, sạch sâu bệnh.

Hạt giống to, đều, mẩy.

Vỏ hạt sáng, không sây sát.

Tỷ lệ nảy mầm >90%.

Một số giống đang sản xuất phổ biến hiện nay: như L14, VD, VD2, VD5, L18, MD7, LDM-01, ML25… một số giống mới hiện nay như L23.

Năng suất hiện nay của các giống lạc khoảng từ 3.0-4.2T/ha, trong trường hợp thâm canh cao có thể có từ 5.0 T/ha. Tỷ lệ nhân khoảng từ 68-72% như L14, L23…<xem thêm>

d.     Làm đất trồng lạc (đậu phộng)

Đậu phông ưa đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH trung tính, chủ động tưới tiêu và dễ thoát nước, trên đất chua phèn đậu phộng kém phát triển.

Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, tỷ lệ đất có đường kính nhỏ hơn 1cm chiếm 70%,

độ ẩm đất khi gieo hạt đạt khoảng 75%.

Lên luống và rạch hàng có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau đây:

Luống rộng 1,2m, rãnh luống 0,3m, chiều cao luống khoảng từ 15 – 20cm. Trên luống rạch 4 hàng cách nhau 30cm, dọc theo luống, hai hàng ngoài cách mép 15cm.

Luống rộng 0,6m, rãnh luống 0,3m, chiều cao luống khoảng từ 15-20cm. Trên luống rạch 2 hàng cách nhau 30cm, dọc theo luống, hai hàng ngoài cách mép 15 cm. <xem thêm>

e.      Cách trồng lạc (đậu phộng)

Không nên bóc vỏ ra trước, chỉ bóc ra ngay khi gieo hạt.

Lượng giống tính trên 1 ha: 220 – 250 kg quả hạt khô (ẩm độ 8-9 % ).

Cách trồng: 2 cách

Trồng theo lỗ: Trồng 4-5 lỗ/hàng ngang, 2-3 hạt lổ. Khoảng cách giữa các lổ 20-25cm, hàng cách hàng 25-30 cm.

Trồng rạch hàng: Trên hàng kẻ rãnh, trồng theo rãnh 10 cm/hạt, khoảng cách giữa 2 rãnh 20-25 cm.

Xử lý hạt giống: 2 cách

Gieo hạt đã ngâm ủ: Ngâm hạt giống trong nước 3- 4 giờ ở nhiệt độ bình thường.

Đem ủ 10-12 giờ. Khi rễ mầm nhú ra khỏi vỏ lụa có thể trồng và đặt rễ mầm hướng xuống đất. Xử lý hạt trước khi gieo bằng Cruiser Plus 312.5FS.

Gieo trực tiếp: Trước khi gieo, hạt giống được vẩy ướt đều, sau đó đem trộn hạt giống với Cruiser Plus như trên.Độ sâu lấp hạt vào khoảng 3-5 cm.

f.       Tưới nước cho lạc (đậu phộng)

Tùy thuộc vào điều kiện đất đai và việc bố trí mùa vụ mà chế độ tưới khác nhau.

Nhưng đối với cây đậu phộng thường áp dụng tưới phun mưa quanh gốc là tốt nhất. Trước khi thu hoạch nên giảm nước tưới. Hện nay thì 10 ngày trước khi nhổ đậu không được tưới nước vì hạt trong đất sẽ nảy mầm. Trước khi thu hoạch một ngày cho nước vào ruộng đậu để khi thu hoạch nhổ không bị đứt trái.

Đặc biệt, phải đảm bảo đất có độ ẩm khoảng 70% trong hai giai đoạn qua trọng là thời kỳ 3 lá thật và thời kỳ ra hoa. <xem thêm>

g.      Tỉa dặm cây con và làm cỏ cho đậu lạc (đậu phộng)

Trồng dặm: Thông thường 3 -5 ngày sau khi gieo hạt mọc đều, kiểm tra và dặm lại.

Làm cỏ:

Trước hoặc sau khi gieo hạt từ 1- 3 ngày sử dụng Dual Gold 68EC.

Trường hợp cây cỏ đã nảy mầm và phát triển được 3-6 lá (14-18 ngày sau khi gieo), có thể dùng các loại thuốc trừ cỏ như: Gallant Super, Onecide, Targa Super…

Các giai đoạn sau đó chỉ làm cỏ bằng tay trên đất trồng đậu phộng.<xem thêm>

  1. Bón phân cho cây lạc (đậu phộng)

Bón phân cho cây lạc (đậu phộng) là yếu tố kỹ thuật quan trọng để cây lạc cho năng suất cao. Để bón phân cho lạc, cần xác định thời kỳ bón thích hợp, lượng phân, dạng phân bón và cân đối các yếu tố dinh dưỡng để tạo điều kiện tốt nhất cho cây lạc hấp thu dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao. Phân chuồng là yếu tố kỹ thuật không thể thiếu để có được năng suất trong trồng lạc.

Lượng dinh dưỡng nguyên chất bón cho 1 ha lạc dao động: 25-40 kg N, 50-80 kg P2O5, 60-90 kg K2O.

Ngoài ra cây lạc (đậu phộng) rất cần lân và vôi nhằm giúp cho nốt sần cố định đạm phát triển. <xem thêm>

Lượng phân bón

Loại phân kg/Sào 360m2 kg/Sào 500m2 (kg) kg/1ha
Phân chuồng ủ mục 144 180 200 250 4.000 5.000
Lân Supe 18 20 25 28 500 550
Kali clorua 5 5 7 8 145 150
Đạm urê 4 4 5 6 100 120
Vôi bột 14 18 20 25 400 500

Bón vôi:

Canxi là chất dinh dưỡng cần chú ý trước tiên khi trồng đậu phộng. Thiếu canxi hạt lép nhiều, trái bị thối đen cuống, thân mầm bị xám đen. Bón vôi thành 2 lần:

Lần đầu bón ½ lượng vôi trước khi bừa phẳng ruộng.

Lần hai bón ½ lượng vôi khi lạc đã ra hoa xong. <xem thêm>

Bón lót:

Toàn bộ phân chuồng + KCl + ½ Super Lân + 1/3 Urea + Thuốc trừ mối, kiến + dế.

Bón thúc:

Lần 1: 10-15 ngày sau khi gieo (2-3 lá kép) bón 1/3 Urea.

Lần 2: 25-30 ngày sau khi gieo (cây có 2-3 lá kép) bón 1/3 Urea + ½ Super Lân. Có thể sử dụng phân bón lá kết hợp với các lần phun thuốc trừ sâu. <xem thêm>

Đối với lạc che phủ nilon:

Sau khi lên luống tiến hành rạch 2 hàng dọc theo luống cách mép luống 30cm, rạch sâu 10cm. Bón lót toàn bộ lượng phân trên (bón dồn lượng bón lót và bón thúc 1 lần) và san phẳng mặt luống.

Riêng vôi bột chia thành 2 lần bón, lần thứ nhất bón 50% khi bừa phẳng, lần thứ hai bón 50% lượng còn lại khi cây lạc tắt hoa, có thể bón trực tiếp vào gốc hoặc rắc lên cây. <xem thêm>

Những lưu ý khi bón phân cho cây lạc:

Bón phân đạm cho lạc đòi hỏi hết sức thận trọng. Nếu bón không đúng kỹ thuật, đôi khi dẫn đến giảm năng suất do hiện tượng lạc lốp đổ. Chỉ bón thêm đạm cho cây lạc trong những trường hợp sau:

Lượng phân chuồng bón lót không đủ, đất xấu, thiếu dinh dưỡng.

Cây sinh trưởng kém, có biểu hiện thiếu đạm. Bộ rễ lạc tạo nốt sần kém, lượng đạm cố định do vi khuẩn cung cấp cho cây ít.

Bón đạm vô cơ trên cơ sở bón lân, kali và bón vôi đầy đủ, tạo sự cân đối trong dinh dưỡng khoáng.

Nên ủ kali cùng phân chuồng để bón cho lạc. Nhiều nơi dùng tro bếp thay kali để bón cho lạc cũng rất tốt vì hàm lượng kali trong tro khá cao. Hiệu quả của kali đối với lạc thường thấp hơn lân, song việc bón kali cho lạc để có năng suất cao là điều cần thiết.

Bón vôi cho lạc vừa nâng pH đất, cải tạo những vùng đất chua đồng thời cung cấp canxi cho cây. Bón vôi cho lạc đem lại hiệu quả tăng năng suất trên tất cả các loại đất.

Hiện nay việc sử dụng phân vi sinh cho lạc chưa nhiều vì bà con chưa quen dùng. Việc dùng phân vi sinh không những có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân vô cơ, tăng năng suất lạc, mà còn làm tăng cấu tượng đất, tăng hàm lượng các chất dễ tiêu, tạo điều kiện dinh dưỡng tốt cho cây trồng ở vụ kế tiếp.<xem thêm>

i.        Chăm sóc, xới xáo cho lạc (đậu phộng)

Khi đậu phộng nhú mầ m thì nhất thiết phải dùng tay bới nhẹ gốc đậu phộng để giúp lá mầm thoát lên mặt đất, đậu phộng sẽ phân cành cấp 1 và ra hoa nhiều hơn.

Sau 15 ngày gieo đậu phộng sẽ có 3 lá thật, xới nhẹ kết hợp bón thúc lần 1.

Khi đậu phộng bắt đầu ra hoa thì vun gốc nhằm làm cho quá trình đâm tia của đậu phộng diễn ra thuận lợi hơn. <xem thêm>

j.       Thu hoạch lạc (đậu phộng)

Cần kiểm tra độ chín để thu hoạch kịp thời, tránh lạc nảy mầm trên đồng ruộng.

Lạc thương phẩm thu hoạch khi quả già chiếm khoảng 80- 85% tổng số quả trên cây.

Lạc giống thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm 5 – 7 ngày.

Chọn ngày nắng để thu hoạch, sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi trên sân hoặc nong, nia, cót dưới nắng nhẹ đến khi thấy vỏ lụa tróc ra là đủ tiêu chuẩn bảo quản.

Sau khi phơi để nguội rồi cho vào bao nilon hoặc chum, vại đậy kín, giữ nơi khô, mát. <xem thêm>

k.     Thu hoạch lạc (đậu phộng) làm giống

Thu hoạch làm giống:

Chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch. Lạc giống nên thu hoạch khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín sinh lí (với dạng cây phân cành liên tục tỷ lệ này có thể thấp hơn).

Gần đến ngày thu hoạch nên nhổ mẫu kiểm tra để xác định thời gian thu thích hợp nhất. Sau khi nhổ, cây nên rải ra thành hàng để khử lẫn lần cuối. Bất cứ cây khác dạng nào và cây có quả bị bệnh nên loại bỏ, những quả rơi rụng không nên giữ làm giống.

Làm khô và giữ giống:

Các giống lạc trồng phổ biến hiện nay hầu hết không có tỉnh ngủ tươi nên có thể nảy mầm ngay tại ruộng hoặc khi đã thu hoạch nhưng không làm khô kịp thời. Vì vậy cần làm khô quả lạc bằng cách: Phơi ngay tại ruộng nếu trời nắng to, ruộng khô ráo hoặc

treo phơi dưới hiên. Cũng có thể vặt quả ra phơi dưới sân gạch hoặc phơi trong nia, mẹt tránh phơi trên sân bê tông nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống. Trong trường hợp thời tiết xấu, không có nắng nên hong khô vỏ và sử dụng máy sấy làm khô. <xem thêm>

Tình hình sâu bệnh hại trên cây đậu phộng và biện pháp phòng trừ

  1. Sâu hại

Sâu xám Agrotis ypsilon

Sâu thường xuất hiện vào giai đoạn cây con và gây hại trầm trọng nhất ở những vùng đất nhẹ, đất cát nơi sâu non có thể vùi mình dễ dàng. Sâu non có tính giả chết, khi bị đụng vào chúng cuộn lại, lăn ra giả chết. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất. Chúng phát sinh ở thời tiết lạnh, ẩm độ cao. <xem thêm>

Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trên ruộng và quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.

Cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng để diệt trứng và nhộng hoặc cho nước ngập vào ruộng, ngâm khoảng 1 ngày đêm sau đó tháo cạn, để ráo ruộng trước khi gieo trồng.

Luân canh cây trồng: Sau vài vụ trồng ngô, rau, đậu… thì luân canh 1 vụ lúa hoặc các loại rau ưa nước như rau muống, rau cần… để diệt nhộng đang sống trong đất và cắt đứt nguồn thức ăn phù hợp cho sâu. <xem thêm>

Biện pháp thủ công:

Đối với những ruộng nhỏ, khi mật độ sâu thấp có thể bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu.

Biện pháp sinh học:

Hạn chế phun thuốc để bảo tồn thiên địch trên đồng ruộng như nhện, bọ rùa, ong ký sinh…

Dùng bẫy bả chua ngọt để bẫy bướm. Cách làm bẫy bả chua ngọt: Trộn hỗn hợp gồm 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước. Cho vào trong bình đậy kín sau 3 – 4 ngày thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay bùi nhùi rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào bả cắm trên bờ ruộng. Bướm trưởng thành sẽ bay vào ăn bả chua ngọt và bị chết. Cứ 2 – 3 ngày nhúng bả lại 1 lần. <xem thêm>

Biện pháp hóa học:

Xử lý đất trước khi gieo trồng bằng một số loại thuốc trừ sâu dạng bột như: Basudin 10G, Vibasu 10H, Furadan 3G, Regent 3G…

Dùng cám rang thơm trộn với thuốc Vibasu 10G để bẫy sâu. Trộn 2 kg cám với 0,5 kg thuốc, rải cho 1.000 m2 trước khi trời tối. Rải thuốc theo hàng hoặc hốc gần gốc cây. <xem thêm>

Khi mật độ sâu cao, nên chọn các loại thuốc hỗn hợp có nhiều hoạt chất, nhiều tác dụng (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, thấm sâu) hoặc phối hợp 2-3 loại thuốc trừ sâu có tác dụng khác nhau để diệt trừ sâu xám cho hiệu quả cao. Có thể dùng thuốc đơn: Basudin 50EC; Shecpain 36EC; Gottoc 250EC hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC; Sevin 40% + Sherpa 25EC; Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS… Phun vào chiều tối, nên cho thêm 10ml chất bám dính hoặc 20-30ml dầu khoáng hoặc 5 giọt nước rửa chén vào mỗi bình 8-12lít để tăng khả năng bám thuốc vào cơ thể sâu, sâu chết nhanh, nhiều hơn.

Lựa chọn một số loại thuốc hoá học đặc hiệu như: Padan 95SP; Regent 800WP vv… Sử dụng theo hướng dẫn của từng loại thuốc.

Dùng luân phiên các thuốc có hoạt chất Emamectin, Lamda-Cypermethrin với hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin…<xem thêm>

            Sâu xanh da láng Spodoptera exigua

Đặc điểm sinh sống và gây hại của sâu xanh da láng

Ngài đẻ trứng thành từng ổ trên lá. Một ngài cái có thể đẻ 300 – 400 trứng.

Sâu non tuổi 1 tập trung gây hại xung quanh ổ trứng, đến cuối tuổi 1 sâu mới phát tán sang các lá khác. Khi lớn sâu phân tán dần. Sâu non tuổi 2 có tập quán nhả tơ buông mình khi có động. Ở tuổi 3 sâu cắn phá mạnh nhất, có thể cắn thủng lá làm lá bị gục héo.

Sâu thường gây hại mạnh vào các tháng ít mưa hoặc ruộng khô hạn.

Sâu có đặc tính kháng thuốc nên rất khó phòng trị bằng thuốc hoá học. <xem thêm>

Biện pháp canh tác, kỹ thuật

Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm ổ trứng và ngắt bỏ

Bắt sâu non bằng tay khi sâu còn nhỏ sống tập trung

Luân canh tỏi với lúa nước để diệt nhộng sâu trong đất

Cày ải diệt sâu, nhộng. Trồng mật độ thích hợp.

Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch

Bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại như: ong, ruồi ký sinh bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hoá học hoặc chỉ dùng khi mật độ sâu quá cao.

Sử dụng các chế phẩm nấm (như nấm lục cương, nấm bạch cương); Chế vi khuẩn BT để phun..

Các loại chế phẩm này nên phun thuốc vào các buổi chiều mát. <xem thêm>

Biện pháp hóa học

Sử dụng thuốc hóa học: Chú ý khi sử dụng thuốc hoá học trừ sâu xanh da láng

Trong ngày nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Khi điều tra sâu thấy sâu non mới nở hoặc còn nhỏ sống tập trung là thời điểm phun thuốc tốt nhất<xem thêm>

Sâu non từ tuổi lớn có tính kháng thuốc mạnh vì vậy cần sử dụng luân phiên các loại thuốc, cụ thể:

Lần 1: Atabron 5EC

Lần 2: Cascade 5EC + Mimic 20F

Lần 3: Dipel 3.2WP + Cascade 5EC

Lần 4: Mimic 20F + SeNPV

Lần 5: Dipel 3.2 WP + SeNPV

Lưu ý một số điểm sau đây:

Sâu gia tăng mật số nhanh hơn và kháng thuốc cũng mạnh hơn; nên chú ý kiểm tra kỹ khi cây đậu còn non để có thể bắt sâu hoặc ổ trứng, hay cần lắm thì phun thuốc ngăn chặn kịp thời không cho bộc phát mật số, nhất là trong vụ Xuân – Hè là mùa có mật số sâu cao nhất.

Vào cuối vụ Xuân – Hè thì mật số của các lòai thiên địch thường tăng cao như nấm ký sinh, vi rút NPV, ong kén trắng… Do đó nên hạn chế sử dụng thuốc sâu vào lúc này để bảo vệ chúng.<xem thêm>

                 Sâu khoang, sâu keo, sâu ăn tạp Spodoptera litura

                 Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất. <xem thêm>

Thiên địch của sâu khoang (sâu ăn tạp – Spodoptera litura):

Các loài ăn mồi: Bọ rùa, kiến, bọ xít ăn thịt, bọ cánh cứng.

Ong kí sinh: Cotesia prodeniae, Telenomus remus.

Vi khuẩn BT, virus nhân đa diện.

Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất, phơi và xử lý thuốc trừ sâu hoặc cho ruộng ngập nước 2-3 ngày để diệt nhộng, sâu non có trong đất.

Phải thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa. <xem thêm>

Biện pháp sinh học:

Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng: Các loại thiên địch gồm 4 nhóm ký sinh sau: côn trùng ký sinh (Ong thuộc họ Braconidae và ruồi thuộc họ Tachinidae ), nấm ký sinh (Beauveria sp. và Nomurea sp. ), siêu vi khuẩn gây bệnh VPV, vi khuẩn và Microsporidia.

Ngài sâu khoang có khuynh hướng thích mùi chua ngọt và ánh sáng đèn, do đó có thể dùng bẫy bả chua ngọt để thu hút bướm khi chúng phát triển rộ. Bả chua ngọt gồm 4 phần giấm + 1 phần mật + 1 phần rượu + 1 phần nước. Sau đó đem bả mồi vào chậu rồi đặt ở ngoài ruộng vào buổi tối nơi thoáng gió có độ cao 1m so với mặt đất. Dùng bẫy pheromone để dự báo trước sự đẻ trứng của sâu ăn tạp. Hàng ngày theo dõi dự báo sự phát triển của sâu qua bẫy pheromone, thường xuyên ngắt bỏ ổ trứng và diệt ấu trùng trên những ruộng dẫn dụ.

Dùng hoa hướng dương hay các loài cây có thể dẫn dụ sâu ăn tạp trồng xung quanh ruộng canh tác để dễ dàng tiêu diệt.

Dùng sản phẩm sinh học có nguồn gốc nấm, vi khuẩn khi có những dấu hiệu cắn phá lá đầu tiên. Thông thường 10 ngày sau phải phun thuốc lại. <xem thêm>

Biện pháp hóa học:

Atabron được dùng làm nền phối hợp với các loại thuốc còn lại hoặc với các loại thuốc cúc tổng hợp sẽ cho hiệu quả phòng trị rất tốt. Sâu ăn tạp cũng rất dễ kháng thuốc, nên luân phiên nhiều loại thuốc để phun. Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin (Abamectin; Tập kỳ 1.8 EC Abatin 1.8 EC; Silsau 3.6 EC…); các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như V-BT; Biocin 8000 SC, Dipel 32 WP có nguồn gốc NPV như Vicin- S… hoặc thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Karate 2.5 EC, SecSaigon 5 EC… /.  các loại thuốc có hoạt chất Emamectin; Lufenuron hay hỗn hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin)…<xem thêm>

                 Rệp muội Aphis medicaginis Koch

Đặc điểm phát sinh, gây hại của rệp muội hại lạc (đậu phộng), đậu tương:

Thời gian gây hại cây lạc từ tháng 3 sau chuyển sang phá rau vụ hè rồi cây lạc thu.

Nhiệt độ thích hợp cho rệp muội phát sinh là 10-24oC. Lượng mưa và thời gian mưa kéo dài 7-8 ngày làm số lượng rệp giảm xuống nhanh chóng.

Rệp muội tập trung trên lá non, ngọn, hoa, hút dịch cây làm cho thân, lá có màu đen. Do bị hút dịch, lá lạc thường cuốn lại, co hẹp không bình thường, hoa nhỏ ảnh hưởng tới sự nở hoa, thụ tinh làm sản lượng lạc bị giảm 30% hay nhiều hơn nữa. <xem thêm>      

Biện pháp phòng trừ rệp muội hại lạc (đậu phộng), đậu tương:

Dùng Fipronil 800 WG lượng 40g, trộn với 40-50kg đất bột hoặc Diazinon 10H lượng 3kg trộn với 7,5kg đất bột hoặc 1,5% Rơgo lượng 0,5kg trộn với 15kg đất bột, mỗi hecta dùng 750kg hỗn hợp trên.

Dùng thuốc Padan 95SP, Regent 800WG theo liều lượng trên bao bì.<xem thêm>

Sâu cuốn lá Hedylepta indicata Fabr

Đặc điểm hình thái sâu cuốn lá Hedylepta indicata Fabr hại cây họ đậu (đậu phộng, đậu tương…): 

Trưởng thành thân dài 7,5 – 9,5mm, cánh dang rộng 20mm cánh trước màu vàng, phần giữa cánh và gần mép ngoài có 2 vệt ngang màu nâu đen. Trứng hơi vàng hoặc xanh, giao kết với nhau thành một chuỗi dẹt. Sâu non mình dài 20mm. Nhộng dài 6 – 8mm, lúc đầu màu xanh, dần chuyển màu nâu, màu vàng nhạt hoặc màu xanh. <xem thêm>

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá Hedylepta indicata Fabr hại cây họ đậu (đậu phộng, đậu tương…): 

Luân canh đậu tương với lúa hoặc các cây họ hoa thảo, bông v..v.. có tác dụng hạn chế sâu hại rõ rệt. Bảo vệ và tăng cường hoạt động của thiên dịch bằng cách cách trồng xen đậu tương với cây trồng khác. thời kỳ sâu thường gây hại nặng là đậu từ 3 – 4 là kép đến quả non, khi cần thiết dùng các loại thuốc có hiệu quả diệt sâu cao như Bulldock 25 EC (Beta – Cyflutlirin) 0,8 – 1 lít/ha, Forvin 85 WP (Carbaryl) 0,75 – 1 kg/ha, Karate 25 EC (Lambda – Cyhalothrin) 0,3 – 0,5 lít/ha; Baythroid 50 EC. 5 SL (Cyfluthrin) 0,6 – 0,8 lít/ha.<xem thêm>

  1. Bệnh hại

Héo xanh Pseudomonas solanacearum

Ban đầu các lá non trên phần ngọn cây héo rũ xuống khi trời nắng. Ban đêm hoặc khi trời mát cây có thể phục hồi không biểu hiện triệu chứng này. Cây con bị bệnh héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh, trên cây bệnh giai đoạn lớn hơn lá bị héo có màu xanh tái, thông thường một vài cành héo trước sau đó toàn bộ cây héo. Một số trường hợp lá non hoá nâu vẫn dính trên thân. Rễ và quả lạc bị thối đen. Bệnh hại nặng nhất vào giai đoạn lạc đâm tia, tạo quả. Đây là loại bệnh hại mạch dẫn và có tính hệ thống, tất cả mạch dẫn của thân, rễ, cành biến màu nâu sẫm, thâm đen. <xem thêm>

Biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh (héo tươi, héo rũ, chết ẻo) Pseudomonas solanacearum trên cây lạc:

Đây là loại bệnh rất khó phòng trị, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao, do vậy áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp có hiệu quả cao hơn.

Biện pháp canh tác:

Dùng giống kháng

Luân canh cây trồng; đây là biện pháp có hiệu quả cao, có thể luân canh với cây khác hoặc luân canh với lúa nước.

Xử lý hạt giống.

Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh.

Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại.

Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.

Biện pháp cơ giới vật lý:

Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt.

Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, tỉa cành, thu hái.

Biện pháp hóa học:

Biện pháp hóa học: Bệnh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học hiệu quả không cao. Cần phát hiện sớm dùng các loại thuốc như Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP… có thể hạn chế được bệnh.

Biện pháp sinh học: một số dòng vi khuẩn có khả năng hạn chế vi khuẩn Pseudomonas solanacearum phát triển.

Bacillus mesenteriensis, Bacillus sutilis, Bacillus mycoides, Erwinia oryzae,  Actinomyces californican

Các loại vi khuẩn này có nhiều trong phân chuồng.<xem thêm>

Lở cổ rễ Rhizoctonia solani

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn, giai đọan sinh sản hữu tính là Thanatephorus cucumeris thuộc lớp nấm Đãm. Sợi nấm màu trắng, hạch nấm màu trắng lúc mới thành lập, sau đó có màu nâu vàng hoặc nâu đen, hạch nấm hình cầu có bề mặt trơn láng, kích thước 1-2 mm. Đây là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh. <xem thêm>

Biện pháp kỹ thuật, canh tác:

Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước

Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.

Cày bừa kỹ, san mặt ruộng cho bằng phẳng để đất thoáng và không đọng nước.

Chỉ dùng hạt giống không bị bệnh

Luân canh cây trồng với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh, có hiệu quả khi luân canh với cây lúa nước.

Đối với cây họ bầu bí, dưa không dùng rơm rạ lúa bị bệnh đốm vằn tủ liếp trồng. Đốt rơm rạ trước khi trồng dưa.

Không dùng nước tưới từ mương lục bình

Chọn đất trồng phải cao ráo, dễ thoát nước; vườn ươm thoát nước tốt không có bóng râm. Đất vườn ươm phải xử lý trước khi gieo như đốt rơm rạ hoặc phủ nilon phơi nắng vài tuần, hoặc xử lý vôi.

Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục, không bón nhiều đạm. <xem thêm>

Biện pháp hóa học:

Khi bệnh xuất hiện và phát triển có thể sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trị: Validacin, Bonanza,…

Phòng ngừa bằng các loại thuốc đặc hiệu như Amistar 250SC với các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole…

Phun  thuốc:  hoạt  chất  Azoxystrobin,  Validamycin  hay  hỗn  hợp  các  hoạt  chất (Mandipropamid + Chlorothalonil)… phun 7 – 10 ngày/lần.

Đối với cây bông: Sau khi bông mọc, có thể phun thuốc từ 1 đến 2 lần bằng một trong các loại thuốc sau:

Monceren 250 SC, liều lượng 0,3 – 0,4 lít/ha

Monceren 70WP liều lượng 0,2kg/ha.

Validamicin 50 EC liều lượng 1,0 lítt/ha<xem thêm>

Thối mầm, thối thân Rhizopus arrhizus

Biểu hiện khi mầm cây lạc bị nhiễm bệnh là mầm bị nhiễm bệnh có màu nâu đen, trên vết bệnh phủ lớp sợi nấm màu trắng hoặc vàng. Mầm bị thối rữa hoàn toàn nếu gặp điều kiện mưa nhiều hoặc ẩm thấp.

Biện pháp phòng trị bệnh thối mầm, thối thân – Rhizopus arrhizus:

Phòng mầm bị thối bằng cách không gieo hạt quá sâu. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Dithan-M, Carbenzim, Rovral.

Biện pháp phòng bệnh là thu dọn tàn dư cây trồng, cày lật đất sớm. Nhổ bỏ cây bị bệnh nặng. Có thể phòng bằng các thuốc Hexin, Monceren, Rovral… vào thân và gốc cây. Ruộng lạc (đậu phộng) bị bệnh nặng cần luân canh cây khác.<xem thêm>

Bệnh đốm lá Cercospora arachidicola Hori

Bệnh đốm nâu hại chủ yếu ở lá, rất ít khi hại cuống lá và thân cành. Mặt trên lá vết bệnh hình tròn đường kính biến động nhiều từ 1-10mm, có màu vàng nâu, xung quanh có quầng vàng rộng. Trên vết bệnh thường có lớp mốc màu xám. Mặt trên lá bệnh có màu nhạt hơn. Trên cuống lá và thân cành vết bệnh hình bầu dục dài màu nâu sẫm. Lá bệnh chống tàn, khô vàng rụng sớm. <xem thêm>

Biện pháp phòng trừ

Để bảo vệ hạt giống khi gieo tránh bệnh xâm nhiễm có thể xử lý bằng thuốc hoá học MTD 2 kg/tán hạt

Luân canh lạc với các cây trồng khác như lúa nước, mía, ngô, v.v…

Kết quả nghiên cứu ở trại Định Tường (Thanh Hoá) và một số nơi khác đã xác nhận việc phun thuốc Boocđô 0,5 – 1% ba đến bốn lần kể từ khi bệnh xuất hiện, khi chớm ra hoa – quả chắc đã có hiệu quả phòng trừ bệnh và hiệu quả tăng năng suất thu hoạch rõ rệt đặc biệt trong vụ lạc thu.

Hiện nay có thể sử dụng các loại thuốc như Daconil 75WP, 0,125 – 0,25%, , Tilt super 300ND: 0,1 – l2% (0,2 lít/ha), Dithan M45 80WP (1 – 2 kg/ha).<xem thêm>

Bệnh gỉ sắt Puccinla Arachidis

Bệnh gây các vết đốm trên lá, màu vàng đỏ như sắt. Bệnh cũng hại như bệnh đốm lá. Đó là những bệnh thường thấy nhất trên các vùng sản suất lạc ở nước ta. Ngoài ra còn có các bệnh khác như thối tia, thối quả, tuyến trùng, các bệnh do virus gây ra (khảm lá, đậu lùn…) cũng thường gây tác hại trên ruộng lạc.

Tác nhân gây bệnh gỉ sắt trên cây lạc (đậu phộng)  Puccinla Arachidis.:

Do nấm Puccinla  Arachidis. 

Biện pháp phòng trị bệnh gỉ sắt trên cây lạc (đậu phộng) Puccinla Arachidis.:

Dùng các thuốc trừ nấm phổ rộng như Al vil 5SC; Đacônil.<xem thêm>

Bệnh mốc vàng

Là loại bệnh nguy hiểm gây hại đến sức khoẻ con người khi sử dụng làm thực phẩm nên được tất cả các nước tiêu thụ lạc quan tâm. Nấm bệnh gây hại chủ yếu trên hạt và tiết ra độc tố Aflatoxin, nấm bệnh nhiễm vào hạt từ khi cây lạc còn trên đồng ruộng. Ở miền Bắc, hạt lạc nhiễm bệnh mốc vàng trong vụ Xuân nặng hơn trong vụ Thu và Thu Đông. Lạc trồng trên đất đồi gò không có tưới, mức độ bệnh phát sinh nhiều hơn trên đất bãi ven sông. Thời điểm thu hoạch cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ bệnh. Lạc thu hoạch quá độ chín có tỷ lệ hạt bị nhiễm bệnh cao hơn lạc thu hoạch đúng độ chín. Biện pháp phòng trừ : Điều chỉnh thời vụ gieo trồng hợp lý để thu hoạch lạc vào thời điểm thuận lợi, nắng ráo; tránh gây tổn thương cho quả lạc trong quá trình chăm sóc, làm cỏ, vun xới, thu hoạch; tránh tổn thương cho cây do các loại sâu bệnh trong đất gây ra; bón thạch cao hoặc vôi cho lạc ở giai đoạn đâm tia. Trong thời gian phát triển quả hoặc quả vào chắc nếu gặp hạn cần tưới nước. Giữ đất đủ ẩm 1 tháng trước khi thu hoạch; khi lạc chín nên thu hoạch kịp thời và loại bỏ cây bị bệnh, quả bị chấn thương và bị thối; phơi ngay sau khi nhổ (nếu không vặt kịp thì cắt thân cây cách gốc 15 – 20 cm, phơi Hình 9. Bệnh mốc vàng hại hạt lạc 19 Hình 10. Phơi khô lạc tự nhiên trên đồng ruộng cả gốc). Phơi lạc đến độ ẩm ≤ 10%; bảo quản lạc trong điều kiện khô ráo, mát mẻ, đảm bảo vệ sinh và sạch sâu mọt.<xem thêm>

Tài liệu tham khảo

Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình (2024), Kỹ thuật trồng lạc năng suất cao. Truy cập ngày 23/8/2024, từ https://tttt.ninhbinh.gov.vn/ctmtqg-phat-trien-kt-xh-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui/ky-thuat-trong-lac-nang-suat-cao-4531.html

Tuổi trẻ online (2023), Ăn nhiều đậu phộng có tốy cho sức khỏe không?. Truy cập ngày 23/8/2024, từ https://tuoitre.vn/video/an-nhieu-dau-phong-co-tot-cho-suc-khoe-khong-150904.htm

Cẩm nang cây trồng, Cây lạc (đậu phộng). Truy cập ngày 23/8/2024, từ https://camnangcaytrong.com/cay-lac-dau-phong-cd9.html

Cẩm nang cây trồng, Kỹ thuật canh tác Cây lạc (đậu phộng). Truy cập ngày 23/8/2024, từ https://camnangcaytrong.com/ky-thuat-canh-tac-cay-lac-dau-phong-nd246.html

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh (2019), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu phộng. Truy cập ngày 23/8/2024, từ https://sonongnghiep.tayninh.gov.vn/tai-lieu-ky-thuat/k-thu-t-tr-ng-v-ch-m-s-c-c-y–u-ph-ng-1089.html

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận (2023), Cây đậu phộng (cây lạc) mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn. Truy cập ngày 23/8/2024, từ https://sonnptnt.ninhthuan.gov.vn/portal/Pages/2023-4-24/Cay-dau-phong-cay-lac-mang-lai-hieu-qua-kinh-te-caqlh5v6.aspx

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh (2021), Tín hiệu vui cho cây đậu phộng trên đất giồng cát ở Trà Vinh. Truy cập ngày 23/8/2024, từ https://snnptnt.travinh.gov.vn/tin-chuyen-nganh/tin-hieu-vui-cho-cay-dau-phong-tren-dat-giong-cat-o-tra-vinh-643679

Trang thông tin điện thử Khuyến nông Phú Yên (2021), Giới thiệu các loại giống đậu phộng (lạc). Truy cập ngày 23/8/2024, từ https://khuyennongpy.org.vn/index.php/hoi-dap-tu-van-khuyen-nong/gioi-thieu-cac-loai-giong-dau-phong-lac-51.html

Trung tâm khuyến nông – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận (2025), Một số giống lạc (đậu phộng) chịu hạn cho các tỉnh phía Nam. Truy cập ngày 23/8/2024, từ https://khuyennong.binhthuan.gov.vn/News/nhanong/2015/07/863.aspx

 

Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.