Giới thiệu về cây vú sữa
Giới thiệu về cây vú sữa
Vú sữa trong tiếng Anh có tên là Star apple, tên khoa học là Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm. Cây vú sữa từ lâu đã là loại cây được nhiều người yêu thích. Không chỉ mang lại những giá trị kinh tế cao khi cho ra những trái chín thơm ngọt mà nó còn là loại thuốc chữa bệnh hiệu quả được nhiều người tin dùng. Hiện nay để trồng vú sữa mang lại hiệu quả kinh tế cao bà con nên tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa dưới đây.<xem thêm>
Nguồn gốc xuất xứ và phân bố
Cây vú sữa có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Sau đó vào ấn Độ, Srilanka, Thai Lan và sau đó vào việt Nam. Cây vú sữa theo sự tích dân gian bắt nguồn từ câu chuyện của hai mẹ con. Người mẹ vì nuông chiều con mà đứa con đâm ra hư hỏng, ăn chơi và bỏ nhà đi theo bạn bè xấu. Không chịu nghe lời khuyên răn của người mẹ. Khi đói khát mới chịu về nhà thì nhận ra không còn mẹ nữa. Chỉ thấy trước nhà mọc lên một cây lạ cho quả thơm ngọt như dòng sữa mẹ. Người ta nói rằng đây chính là hiện thân cho người mẹ và từ đó đặt tên là vú sữa. <xem thêm>
Giá trị dinh dưỡng và công dụng
- Giá trị dinh dưỡng
Quả vú sữa có vị ngọt thanh, là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất.
Các nhà nghiên cứu cho biết, cứ 100g vú sữa sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 14,65g Carbohydrate; 9,1mg vitamin C; 1,137mg vitamin B3; 0,49mg sắt; 1,92 chất xơ; 0,049mg vitamin B1; 1,52g protein; 0,038mg vitamin B2 và 18,95mg photpho. Bên cạnh đó, các axit amin như Tryptophan, Lysine và Methionine cũng được tìm thấy trong quả vú sữa. <xem thêm>
- Công dụng
Với các khoáng chất vi lượng, vitamin và nhiều nguyên tố nên quả vú sữa đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người như:
Hỗ trợ miễn dịch tự nhiên tốt hơn
Tăng cường tiêu hóa
Đáp ứng một lượng vitamin C dồi dào
Hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
Cung cấp rất ít calo cho cơ thể
Giúp răng và xương chắc khỏe hơn
Làm dịu các triệu chứng tiền kinh nguyệt
Vị thuốc dân gian hiệu quả. Hạt của quả vú sữa được dùng để giảm sốt, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Quả vú sữa còn có thể làm cải thiện tình trạng viêm của bệnh viêm thanh quản và viêm phổi. Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và làm dịu các cơn đau nhức khớp là dùng lá vú sữa hãm lấy nước để uống.
Với những cây vú sữa có vỏ sẫm màu, dày và có những đường sọc dài còn được dùng để sắc nước uống trị ho và đau dạ dày. <xem thêm>
Tiềm năng thị trường, tình hình sản xuất và tiêu thụ
Tiềm năng thị trường
Vú sữa hiện là một trong những loại quả xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Việc vú sữa chính thức được thị trường khó tính như Hoa Kỳ chấp thuận đã mở ra nhiều triển vọng về tương lai của loại quả này. <xem thêm>Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, năm 2020 – 2021, tỷ trọng xuất khẩu loại đặc sản vú sữa của tỉnh sang thị trường Mỹ gấp 3 lần so năm 2019 và gấp 8 lần so với năm đầu tiên.
Vú sữa là một trong những loại trái cây được xếp vào sản phẩm đặc sản trong việc quy hoạch phát triển cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng. Ngoài các giống vú sữa thường, hiện nay Sóc Trăng có trái vú sữa tím xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong nhiều năm qua, góp phần tăng thu nhập cho nhà vườn.
Ở Sóc Trăng, năm 2021, huyện Kế Sách là nơi có diện tích trồng vú sữa hơn 1.800 ha, chủ yếu là giống vú sữa tím tập trung tại các xã: Thới An Hội, Xuân Hòa, Trinh Phú, Ba Trinh. Diện tích cho trái khoảng 1.600 ha, sản lượng 48.000 tấn/năm.
Trong đó, diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP là 92,8 ha. Đã đăng ký 18 mã số vùng với diện tích 125,5 ha của 140 nông hộ là thành viên của các HTX tại các vùng trồng vú sữa tập trung. Đặc biệt, sản phẩm vú sữa tím của HTX Nông nghiệp Trinh Phú được xếp hạng OCOP 4 sao.<xem thêm>
Ông Trần Anh Nhân, ấp Mỹ Thuận, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đặt tên cho giống vú sữa vú sữa tím Tứ Quý. Đồng thời đăng ký giống bảo hộ độc quyền với Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cũng như được Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng công nhận vườn cây đầu dòng.
Ông Nhân tính toán, trung bình, vú sữa tím Tứ Quý cho năng suất từ 400 – 500 kg/cây/năm. Mỗi trái có thể đạt trọng lượng từ 250 – 600g, tổng sản lượng khoảng 80 tấn/năm.
Giá vú sữa tím Tứ Quý luôn biến động ở mức cao, từ 30.000 đồng/kg đến trên 100.000 đồng/kg. Với quy mô canh tác 3,5ha, vú sữa tím Tứ Quý giúp gia đình ông Nhân đạt lợi nhuận khoảng 3,5 tỷ đồng/năm (sau khi trừ chi phí).<xem thêm>
Tình hình sản xuất và tiêu thụ vú sữa ở Việt Nam
Huyện Kế Sách hiện là vùng trồng và cung ứng vú sữa xuất khẩu chính của tỉnh Sóc Trăng. Toàn huyện hiện có trên 2.200ha trồng vú sữa, với các giống chủ lực là: vú sữa tím, vú sữa Lò Rèn, vú sữa tím Tứ Quý, Bơ Hồng và Tím Đào.<Xem thêm>
Nếu nói đến các địa phương nổi tiếng về trái vú sữa thì phải kể đến là Tiền Giang, đặc biệt là tại huyện Châu Thành. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 7000 ha đất được dùng để trồng giống cây vú sữa. Ở đây nổi tiếng với giống vú sữa Lò Rèn. Đây cũng là khu vực cung cấp lượng vú sữa tiêu thụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu lớn nhất nước ta. <xem thêm>
Theo Cục bảo vệ thực vật, hiện nay, diện tích trồng cây vú sữa của cả nước đạt khoảng 5.000ha, trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tổng sản lượng hàng năm đạt khoảng trên 60.000 tấn. Tuy nhiên, đến nay, quả vú sữa Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ nội địa hoặc một phần xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN.<xem thêm>
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây vú sữa
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển chung
- Đặc điểm thực vật học
Thân cây vú sữa
Cây vú sữa là cây thân gỗ, có rễ cọc mọc nông, phát triển nhanh. Thân cây dẻo, có tán rộng, có các cành lá vươn cao chứa quả, cây có thể cao lên tới 10-15m.
Cây trồng được bằng cách chiết cành hoặc được gieo từ hạt lên cây. <xem thêm>
Lá cây vú sữa
Khi cây đang ở giai đoạn phát triển thì lá của cây vú sữa có màu xanh. Lá trên các cành mọc so le nhau, có hình ovan đơn, có mép liền và có chiều dải từ 5-10cm. Mặt dưới lá có màu vàng khi nhìn từ xa. <xem thêm>
Hoa cây vú sữa
Thông thường khi cây vú sữa đưuọc chăm sóc thì sau 3 năm sẽ cho ra hoa và đậu quả. Hoa cây vú sữa nhỏ có màu trắng ánh tím và có mùi thơm dịu nhẹ.
Cây vú sữa là cây lưỡng tính nên cây khi ra hoa có thể tự thụ phấn đậu quả. <xem thêm>
Quả cây vú sữa
Quả vú sữa có kích thước to bằng một nắm tay, có hình tròn, vỏ của quả có màu sắc khác nhau tùy vào giống của cây. Thông thường khi xanh quả có màu xanh và khi chín thì có màu tím và màu trắng ánh xanh lục. Vỏ có nhiều nhựa mủ và không ăn được có vị chát. Bên trong có hạt dẹt, có màu nâu nhạt và cứng không ăn được.
Cây cho ra quả quanh năm nếu cây đạt từ 7 năm tuổi trở lên.
Loại quả vỏ màu tía có lớp vỏ dày hơn và cùi thịt đặc hơn còn loại quả vỏ màu nâu lục có vỏ mỏng và nhiều cùi thịt nhão. Lớp cùi thịt của quả là ăn được và ngon. Quả có vị ngọt đậm, thanh mát, được dùng dưới tươi hoặc lạnh.<xem thêm>
- Đặt điểm sinh thái
Vú sữa là loại cây ăn quả, có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Cây thích hợp trồng với điều kiện nhiệt độ 22-34oC, cây ra hoa tốt nhất khi phân biệt hai mùa mưa nắng rõ rệt, cây không chịu được gió to khi cây có bộ rễ nông và thân cây to, tán lá dày.<xem thêm>
Các giống vú sữa hiện nay
Vú sữa Lò Rèn
Đây là đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và phổ biến ở các tỉnh như: Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre,… Đặc điểm nhận dạng Vú sữa lò rèn là phần quả tròn, lớp vỏ màu tía khi chín, bên trong cùi thịt màu trắng có hình sao, vị ngọt, thơm ngon. Mùa thu hoạch quả rơi vào tháng 2 – 3 dương lịch hàng năm. <Xem thêm>
Vú sữa Bắc Thảo
Có nguồn gốc ở Tiền Giang, cây cao khoảng 10 – 15m, với hình dáng lá rất to, hình trứng. Trái vú sữa tím Bắc Thảo tròn, hơi dẹt 2 đầu, khi chín có màu nâu tím, thịt màu trắng, vị ngọt thanh, có khoảng 6 – 8 hạt/trái. <Xem thêm>
Vú sữa Bảy Núi
Được trồng phổ biến tại tỉnh An Giang, Vú sữa Bảy Núi có da màu xanh, quả rất sai, khi chín chuyển hồng nhạt, vỏ mỏng, thịt dày và mềm, mùi thơm, vị ngọt nhẹ, ăn rất ngon. <Xem thêm>
Vú sữa bơ hồng Đồng Tháp
Vú sữa bơ hồng sở hữu hình dáng quả tròn, vỏ mỏng, căng bóng, vỏ xanh nhạt, dày ruột, có mùi thơm dễ chịu, vỏ đẹp. Quả khi chín vỏ chuyển sang màu ửng hồng sáng bóng, phần thịt có màu trắng sữa vị ngọt thanh và thơm mùi bơ sữa. Hạn chế của giống bơ hồng là có số lượng quả ít, dùng tiêu thụ trong nước là chủ yếu. <Xem thêm>
Vú sữa hoàng kim
Đây là giống cây được nhập khẩu từ Đài Loan, trái có núm nhỏ nhọn ở phía dưới quả. Vỏ vú sữa hoàng kim Đài Loan mỏng, màu vàng, ruột trong, mềm, vị ngọt. Giá bán loại này cao hơn các loại khác, dao động từ 40.000đ – 60.000đ/1kg. <Xem thêm>
Vú sữa tím Mica
Vú sữa tím Mica đột biến đang tạo sức hút rất lớn từ thị trường gần đây nhờ những ưu điểm nổi trội như: quả tím đậm, quả chín không có mủ, vỏ mỏng, giòn, thịt dày, hạt không có màng và vị ngọt thanh hơn nhiều các giống khác. Ưu điểm giống cây này chính là khả năng lớn nhanh, ra quả sớm và năng suất vượt trội hứa hẹn đem lại nguồn lợi xuất khẩu lớn. <Xem thêm>
Vú sữa tứ quý
Thuộc giống cây cho trái quanh năm, Vú sữa tứ quý được phát hiện lần đầu ở Sóc Trăng và phát triển nhân giống phổ biến hiện nay. Ưu điểm là cho trái quanh năm, vỏ mỏng, có màu tím nhạt hơn với loại truyền thống, ít nhựa, nhiều nước và có vị ngọt vừa phải. Cây có khả năng phát triển tốt và chịu được xâm ngập mặn, ra quả bốn mùa, quả to, tiềm năng xuất khẩu rất lớn, được phát triển trồng ở nhiều tỉnh khác nhau như Bến Tre, Long An, Tiền Giang,…<Xem thêm>
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Thời vụ
Vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa: khoảng tháng 9 ở Trung Bộ và tháng 6 ở Nam Bộ.
Chuẩn bị giống
Nhân giống cây vú sữa thường được áp dụng bằng phương pháp chiết cành. Lựa chọn những giống cây mang lại năng suất cao với độ tuổi trong khoảng 6 – 10 năm tuổi để thực hiện chiết cành, tạo ra những cây con khỏe mạnh trước khi trồng. Trên cây, ưu tiên chọn cánh bánh tẻ tuyệt đối không sâu bệnh, độ tuổi trung bình từ 14 – 16 tháng, nằm ngang với phần da vừa hóa gỗ. Cần chú ý rằng không sử dụng các cạnh vượt làm cách chiết. <xem thêm>
Kỹ thuật trồng cây vú sữa
Trước khi trồng 15 – 20 ngày tiến hành đào hố giữa mô rộng 40-50cm, sâu 20 – 25cm, trộn đều lớp đất này với hỗn hợp 20kg phân hữu cơ , 100g DAP,ø 200 – 300g phân lân và 10-20g Basudin 10H.
Đặt bầu cây thẳng đứng, mặt bầu ngang với mặt mô trồng, cắt bỏ vỏ bầu, lắp đầy hố bằng hỗn hợp nêu trên, nén chặt, cắm cọc cố định và tưới nước. <xem thêm>
Kỹ thuật chăm sóc
Tỉa cành, tạo tán
Trong các năm đầu nên tỉa bớt cành, chỉ để lại các cành phân bố cành đều theo các hướng, tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế chiều cao không vượt quá 4-4,5m. Cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất.
Vào sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa các cành mọc đứng bên trong tán, cành rũ, cành ốm yếu, sâu bệnh…để giúp cây thông thoáng và sớm ra chồi mới. <xem thêm>
Bón phân
Thời kỳ kiến thiết cơ bản: ở năm đầu tiên việc bón phân cần tuân thủ yêu cầu sử dụng 2kg NPK 16-16-8 hòa cùng 200 lít nước để tưới đều đặn cho cây. Vào thời điểm từ năm thứ 2 trở đi thì lương phân bó cần sử dụng sẽ là 2kg NPK 20-20-15 để bón làm 4 lần trong năm, mỗi lần cách nhau khoảng 3 tháng.
Ở thời kỳ kinh doanh: vào thời gian khoảng 5 năm sau khi trồng lúc này cây vú sữa đã cho trái ổn định và cũng là thời điểm mà vườn cây bước vào giai đoạn kinh doanh. Việc bón phân càng cần chú trọng để đảm bảo năng suất cao mỗi vụ. Việc bón phân cần được tuân thủ đúng kỹ thuật vào các giai đoạn cụ thể là xử lý khi ra hoa, đậu quả, quá trình nuôi quả và trước thời điểm thu hoạch khoảng 1 tháng.
Lượng phân bón sẽ có những điều chỉnh, thay đổi cụ thể dựa trên năm tuổi và sản lượng thực tế:
+ Lần đầu tiên: ở giai đoạn xử lý trước khi ra hoa chúng ta cần sử dụng bón 1-2 kg/cây/lần bằng NPK 20-20-15 hoặc bằng phân hòa tan Solufert để kích thích ra hóa.
+ Lần thứ 2: Khi vú sữa đã đậu trái với mỗi trái đường kính trung bình khoảng 1cm thì lúc này việc sử dụng 1-2 kg/cây/lần NPK Seven cây ăn trái.
+ Lần thứ 3: Trong giai đoạn trái lớn với đường kính khoảng 3cm thì lúc này bón 1-2 kg/cây/lần NPK Seven cây ăn trái.
+ Lần thứ 4: Thời điểm trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng chúng ta dùng 1-2kg NPK 12-12-18 giúp trái thơm ngon, ngọt hơn. <xem thêm>
Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
- Sâu hại trên cây
- Sâu đục thân
Đặc điểm gây hại
Sâu gây hại từ khi trái còn nhỏ đến chín. Thành trùng hoạt động vào ban đêm, con cái đẻ trứng lên vỏ trái, sâu cắn phá vỏ trái, đùn phân ra ngoài.
Khi trái còn nhỏ, làm rụng trái. Khi trái lớn tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh gây hại trái bị thối nhũn hoặc làm giảm giá trị trái.
Biện pháp phòng trừ.
Sau thu hoạch, tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành gãy…giúp vườn cây thông thoáng.
Thu gom và tiêu hủy trái bị hại để sâu non không hóa nhộng và gây hại ở lứa tiếp theo.
Phun thuốc khi thấy có sâu non xuất hiện bằng các loại thuốc như: Basudin 50ND, Sumi Alpha 5EC, Karate 2,5EC, Cypermap 10EC… liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.<xem thêm>
- Sâu ăn bông
Đặc điểm gây hại
Gây hại từ khi bông bắt đầu nhú ra đến khi hoa thụ phấn, sâu non đục vào bên trong làm bông bị hư.
Biện pháp phòng trừ
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu hại và xử lý kịp thời.
Khi phát hiện có sâu hại, phun các loại thuốc có tác dụng lưu dẫn như: Cyber Alpha 50ND, liều lượng theo hướng dẫn trên chai thuốc. <xem thêm>
- Sâu đục cành
Đặc điểm gây hại
Gây hại quanh năm. Con trưởng thành đẻ trứng lên đọt non, sâu non nở ra ăn lòn vào trong cắn phá cành, làm chết cành.
Biện pháp phòng trị
Thường xuyên thăm vườn, nếu thấy có mọt đổ từ các cành thì dùng que xoi vào lỗ đục và bắt bằng tay hoặc bơm thuốc trừ sâu có tính lưu dẫnvào các lỗ đục, sau đó trám lỗ đục lại bằng đất sét hoặc sáp. <xem thêm>
- Rệp sáp
Đặc điểm gây hại
Rệp chích hút lên lá, lên trái…. rệp tấn công từ khi trái còn nhỏ đến khi thu hoạch làm cho trái không phát triển. Ngoài ra, rệp tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm mất phẩm chất trái.
Biện pháp phòng trừ
Tỉa bỏ những lá, trái bị nhiễm nặng, dùng máy bơm phun nước lên những chỗ có rệp sáp để rửa trôi rệp.
Phun thuốc khi mật số rệp cao. Có thể bổ sung dầu khoáng DC- Tronplus 0.5% để tăng hiệu lực của thuốc. <xem thêm>
- Bênh hại trên cây
- Bệnh thối trái
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Colletotrichum sp gây ra.
Triệu chứng bệnh
Nấm bệnh tấn công trái từ khi trái còn non đến khi thu hoạch.
Ban đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn màu nâu hoặc nâu đen, sau đó vết bệnh lan rộng ra và các vết bệnh nối tiếp nhau bao phủ cả trái.
Trái bệnh thường bị chai sượng và rụng.
Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh vườn, tỉa bỏ và thu gom những trái bị bệnh lại để tiêu hủy.
Không nên trồng quá dày, tỉa bỏ cành vô hiệu để giúp vườn thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát triển.
Khi thu hoạch tránh gây bầm giập, trầy xướt trái, không làm rụng cuống trái để giúp vườn thông thoáng, hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh.
Cần theo dõi thường xuyên nếu thấy bệnh phát triển nhiều thì phun các loại thuốc như Antracol 70WP, Benlate 50WP, Manzate 80WP, Daconil 75WP, Carben 50SC, Thio – M 70WP…Ngoài ra, xử lý trái bằng nước nóng ở 520 C trong 10 phút cũng ngừa được bệnh thối trái. <xem thêm>
- Bệnh bồ hóng
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Capnodium sp gây ra.
Triệu chứng bệnh
Nấm bệnh tạo thành từng mảng đen như bồ hóng bám trên mặt lá, trên trái làm giảm quang hợp của lá, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Nấm bệnh phát triển trên các vườn vú sữa có rầy mềm, rệp sáp, rệp dính…vì chất thải của rầy, rệp giúp nấm phát triển.
Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng.
Biện pháp phòng trừ
Không trồng quá dày. Tỉa cành tạo tán hợp lý để vườn cây thông thoáng.
Mùa nắng, chú ý phòng trị rệp sáp, rầy mềm, rệp dính, bằng các loại thuốc như Supracide 40EC, Trebon 10EC, Actara…Khi thấy có nấm bồ hóng: phun các loại thuốc có gốc đồng như Coc 85, Copper Zine, Copper B. <xem thêm>
Tài liệu tham khảo
Dữ liệu xanh, Cây vú sữa. Truy cập ngày 06/03/2025, từ https://dulieuxanh.com/cay-vu-sua
Dân tộc và Phát triển, Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa. Truy cập ngày 06/03/2025, từ https://baodantoc.vn/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-vu-sua-1652674447255.htm
Nông nghiệp Việt Nam (2024), Vú sữa tím Tứ Quý cho trái quanh năm, hiệu quả kinh tế cao. Truy cập ngày 06/03/2025, từ https://nongnghiep.vn/vu-sua-tim-tu-quy-cho-trai-quanh-nam-hieu-qua-kinh-te-cao-d399841.html
Khu vườn xanh (2024), Cây Vú sữa: Đặc điểm, Phân loại và Kỹ thuật trồng chi tiết. Truy cập ngày 06/03/2025, từ https://khuvuonxanh.com/cay-vu-sua/
Cẩm nang cây trồng, Cây vú sữa. Truy cập ngày 07/03/2025, từ https://camnangcaytrong.com/cay-vu-sua-cd122.html
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.