Giới thiệu về cây nho
Giới thiệu về cây nho
Cây nho (Vitis vinifera) thuộc họ nho (Ampelidaeae) là loại quả mọc trên các cây dạng dây leo thân gỗ. Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng. Khi chín, quả nho có thể ăn tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô, cũng như được dùng để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước quả, dầu hạt nho.
Cây nho ưa khí hậu khô và nhiều nắng, độ ẩm không khí thường xuyên thấp. Muốn trồng nho, trước hết phải tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết khí hậu . Một đặc điểm rất đáng chú ý của nho là cần có một mùa khô đủ dài để tích lũy đường. Nên trồng nho ở những nơi hứng nắng, nhưng được che chắn kỹ, tránh những vùng có gió bão vì gió to có thể làm đổ giàn , dập lá, rụng quả.<xem thêm>
Nguồn gốc xuất xứ và phân bố
Nguồn gốc của cây nho tới ngày nay vẫn là một điều chưa thể nào chắc chắn, việc trồng nho làm cây ăn trái được bắt đầu cách đây khoảng 6000 năm trước Công nguyên. Những mẫu hóa thạch về việc làm rượu vang đã có niên đại cách đây 8000 năm về trước tại Gruzia. Qua nhiều dự án khảo cổ học, các nhà khoa học hiện đại đã tiến hành phân tích mẫu hóa thạch của hơn 100 giống nho thuần chủng và thu hẹp dần nguồn gốc của chúng tới Gruzia, đây là nơi phát hiện được rất nhiều bình gốm đựng rượu nho có tuổi thọ khoảng 8000 năm. Nhà máy sản xuất rượu nho được cho là lâu đời nhất được tìm thấy ở Armenia, nhà máy này đã có tuổi thọ hơn 4000 năm trước Công Nguyên. <xem thêm>
Giá trị dinh dưỡng và công dụng
- Giá trị dinh dưỡng
Các thành phần dinh dưỡng khác nhau cũng được tìm thấy trong nho, bao gồm protein, lipid, carbohydrate, khoáng chất và vitamin. Mỗi phần của cây nho hoặc bất kỳ sản phẩm làm từ nho nào khác đều chứa các chất dinh dưỡng khác nhau.<xem thêm>
Bộ phận cây | Thành phần dinh dưỡng |
Hạt | Khoáng chất, protein, lipid, carbohydrate và chất xơ |
Quả | Protein, chất béo, Vitamin C, calcium và boron phospho |
Nho khô | Đường, chất xơ không hòa tan và khoáng chất |
Lá | Đường khử và không khử, lipid, vitamin và khoáng chất (K, Mg, Zn) |
Thân | Chất xơ ăn kiêng |
Bã | Protein thô, xơ tẩy rửa trung tính, xơ tẩy axit, và khoáng (P, Mg, S, Na, Fe, Al) |
Bột bã | Protein, chất xơ, carbohydrate, pection, iron, potassium, zinc, Fructose và glucose |
- Công dụng
Nho đỏ: làm mềm mạch máu: Nho đỏ chứa enzyme đảo ngược, có thể làm mềm mạch máu và bệnh nhân tim mạch nên ăn nhiều hơn. Ngoài ra, enzyme này cũng có thể bảo vệ tim bằng cách làm chậm sự tích tụ cholesterol trên thành động mạch. Chất này là phổ biến nhất trong da nho đỏ, và tốt nhất là ăn cả vỏ.
Nho trắng: Nuôi dưỡng phổi: Nho trắng, còn được gọi là nho pha lê, có tác dụng làm đầy phổi và giữ ẩm cho làn da. Nó phù hợp cho những người bị ho, bệnh đường hô hấp và là thực phẩm tốt cho những người có màu da kém.
Nho tím: Ngăn ngừa lão hóa: Nho tím giàu anthocyanin và flavonoid. Hai chất này có tác dụng chống oxy hóa, giúp phòng ngừa và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Thường xuyên ăn nho tím có tác dụng nhất định đến việc trì hoãn lão hóa và giảm sự xuất hiện các nếp nhăn.
Nho đen: Giảm mệt mỏi: Hàm lượng khoáng chất như kali, magiê và canxi trong nho đen cao hơn so với các loại nho màu khác. Nó có thể bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người và giúp chống lại sự mệt mỏi. <xem thêm>
Tiềm năng thị trường, tình hình sản xuất và tiêu thụ
Tiềm năng thị trường
Quy mô Thị trường Nho ước tính đạt 215,17 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 303,20 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 7,10% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).
Nho là một trong những loại cây ăn quả lớn nhất và nho để bàn là một trong những loại nho chính được trồng trên toàn thế giới, là loại nho tiêu thụ tươi. Theo Tổ chức Nghề trồng nho và Rượu vang Quốc tế (IOVE), diện tích vườn nho trên thế giới ổn định ở mức 9,5-10,0 triệu ha và sản lượng nho liên tục tăng lên 60-70 triệu tấn mỗi năm trong những năm gần đây. Gần 80-90% tổng khối lượng nho sản xuất trên thế giới được sử dụng để chế biến và sản xuất rượu vang, nước trái cây và các hàng hóa khác, trong khi có tới 10% được tiêu thụ tươi và 5-6% còn lại được sử dụng để sấy khô.<xem thêm>
Nhu cầu về nho để bàn đang tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt là ở Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và Nga. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, sản lượng nho tươi toàn cầu, bao gồm cả nho để bàn, đạt 78,03 triệu tấn vào năm 2020, tăng từ 77,00 triệu tấn vào năm 2019. Do đó, sản lượng tăng được dự đoán sẽ tạo ra một thị trường hấp dẫn cho người trồng nho trên toàn cầu do nhu cầu ngày càng tăng từ nhiều người tiêu dùng khác nhau. <xem thêm>
Tình hình sản xuất và tiêu thụ nho ở Việt Nam
Tại Việt Nam, cây nho được trồng từ Nam cho tới Bắc. Tại miền Bắc, cây nho chủ yếu được trồng với diện tích nhỏ, năng suất và chất lượng cũng kém hơn nho được trồng ở miền Nam. Vùng trồng nho nổi tiếng nhất nước ta nằm ở Phan Rang – Ninh Thuận và phía nam của tỉnh Khánh Hòa. Nho tại nước ta chủ yếu được trồng để phục vụ cho nhu cầu nội tiêu, khả năng chế biến nho xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế do chưa được đầu tư kỹ thuật đúng mức. <xem thêm>
Nước ta cây nho được xác định là cây chủ lực nên tập trung phát triển ở những khu vực không bị ngập úng, có điều kiện khí hậu và thời tiết đất đai khá phù hợp cho cây nho phát triển như các xã Phước Hậu, Phước Sơn, Phước Nam, Phước Thuận và Phước Dân và một phần khu tưới Tân Giang, Bầu Zôn và Lanh Ra (huyện Ninh Phước), Thành Hải và Ðô Vinh (thị xã Phan Rang – Tháp Chàm). <xem thêm>
Ninh Thuận là quê hương của Nho, một đặc sản nổi tiếng trong nước. Diện tích trồng nho của tỉnh khoảng 2.500 Ha tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước, Ninh Hải và thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, với nhiều loại giống nho mới năng suất chất lượng cao, sản lượng hàng năm ổn định từ 60 – 65 ngàn tấn. <xem thêm>
Tình hình sản xuất và tiêu thụ nho trên thế giới
Theo tài liệu của FAO ,75.866 km² trên thế giới được dùng để trồng nho. Khoảng 71% sản lượng nho được dùng sản xuất rượu vang, 27% để ăn dưới dạng quả tươi và 2% làm nho khô.
Sản xuất nho trên thế giới ( năm 86-88) đạt 65 triệu tấn/năm , Trung Quốc 0,699 triệu, Ấn Độ 0,271 triệu. Thái Lan trồng nho trước ta và năm 1972 – 16.000 tấn; sản lượng của Việt Nam thì không đáng kể. <xem thêm>
Các nhà xuất khẩu nho lớn trên thị trường quốc tế bao gồm Chile, Trung Quốc, Ý và Peru. Năm 2021, ba quốc gia nhập khẩu nho hàng đầu là Hoa Kỳ, Đức và Hà Lan đã nhập khẩu khoảng 32% lượng nho được giao dịch trên toàn cầu. Hầu hết các quốc gia trong khu vực Châu Âu đều nhập khẩu nho để ăn, trong khi các quốc gia như Ý có diện tích vườn nho khổng lồ để sản xuất rượu vang. Hầu hết các loại rượu vang chất lượng tốt nhất thế giới đều được sản xuất ở các nước châu Âu. <xem thêm>
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây nho
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển chung
- Đặc điểm thực vật học
Từ thân và cành đều có thể mọc ra các tua cuốn, các tua cuốn này có thể bám vào các vật bám khác để giữ cho cây luôn được vững chắc.
Lá cây nho là dạng lá đơn, hình tim, mép lá có nhiều răng cưa, hai mặt lá được bao phủ bởi một lớp lông mềm.
Rễ cây nho là dạng rễ chùm, sinh trưởng ở độ sâu khoảng 30 – 60cm so với mặt đất. Hoa cây nho là giống hoa lưỡng tính, có màu xanh nhạt, chúng sinh trưởng thành chùm, mọc ra từ các mắt ở thân, chúng có kích thước nhỏ. <xem thêm>
Một số loài hoa nho có nguồn gốc từ Mỹ thường chỉ mang tính cái hoặc tính đực, bao phấn mở lúc 8h sáng, khả năng thụ phấn cao lên tới 80 – 90%.
Quả nho sẽ hình thành ngay sau khi thụ phấn thành công. Quả nho có kích thước nhỏ, hình cầu, đường kính khoảng 1,5 – 3cm, vỏ mỏng, dễ bóc, khi chín sẽ chuyển dần về màu tím hoặc màu xanh tùy theo từng giống.
Bên trong quả có hạt, số lượng hạt cũng sẽ tùy thuộc vào giống, thời gian từ khi đậu quả tới khi chín chỉ khoảng 50 – 60 ngày. <xem thêm>
- Đặt điểm sinh thái
Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng giúp cho cây sinh trưởng dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nho (Vitis vinifera L) là từ 18° đến 30°. khi nhiệt độ thấp dưới 10°C hoặc cao trên 38° C ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển cây nho. Nhiệt độ quá cao (rên 40”) có thể làm khô hoa. Nho chín vào các tháng có nhiệt độ cao dẫn đến hiện tượng quả chín không có màu, vỏ quả dai, quả nhỏ, hàm lượng đường và axit thấp hơn các tháng có nhiệt độ thấp. <xem thêm>
Ánh sáng
Nho là cây rất ưa ánh sáng. Thiếu ánh sáng trong thời gian dài làm giảm quá trình sinh tổng hợp hydratcacbon, giảm năng suất và phẩm chất nho. Điều kiện thuận lợi, cây sinh trưởng tốt lá rậm rạp, thiếu ánh sáng sẽ gây rụng hoa và quả non. <xem thêm>
Ẩm độ
Ẩm độ không khí là một trong những yếu tố quyết định khả năng cho năng suất và phẩm chất nho vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinhtrưởng, phát triển của cây nho. Ninh Thuận có khí hậu khô, ẩm độ không khí thấp (trung bình 76%) nên tương đối phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây nho. Âm độ không khí cao trên 80% vào các tháng mùa mưa (tháng 8 – 11) là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh gây hại bộ lá, cuống và chùm quả. <xem thêm>
Lượng mưa
Lượng mưa thích hợp cho cây nho từ 700-850 mm/ năm. Lượng mưa cao trên 1.200 mm/năm (đốt với giống Vitis vinifera L ), 1500mm/năm (đối với giảng Vitis Labrusca L.) 1.800 mm/năm (đối với giống Vitis rotundifolia Michx) có ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nho. Lượng mưa lớn gây nên úng thủy sẽ hoàn toàn bất lợi cho sự phát triển và hấp thụ dinh dưỡng. <xem thêm>
Các giống nho hiện nay
Nho Ninh Thuận
Nhắc đến Ninh Thuận, bạn không thể bỏ qua loại đặc sản trứ danh của vùng đất cực Nam Trung Bộ có khí hậu khô hạn khắc nghiệt này. Loại quả này còn là một trong những trái cây nội địa ngon, đặc biệt ưa chuộng được yêu thích. Như một điều ưu ái mà tạo hóa ban cho người dân nơi đây, thời tiết càng khô cằn, cây nho Ninh Thuận càng sai trái. Tiêu biểu cho các loại nho Ninh Thuận là hai loại nho đỏ và nho xanh.<xem thêm>
Nho xanh Ninh Thuận là cũng là một giống nho vỏ có màu xanh khi chín thì màu xanh đậm hơi ngả vàng nhạt, trái nho nhỏ hình bầu dục, thịt dày và trong, ăn vào hơi giòn, có vị ngọt ngọt chua chua, ít chát. Vì chất lượng vượt trội của nho xanh Ninh Thuận, nhiều người hay lầm tưởng với giống nho xanh Mỹ. Giá bán nho Ninh Thuận tùy theo từng năm sẽ khác nhau nhưng nhìn chung vẫn dao động ở khoảng giá từ 30.000 – 50.000 đồng/kg. <xem thêm>
Nho móng tay
Lựa chọn nho đen móng tay chất lượng là một trong dòng nho rất được ưa chuộng hiện nay. Loại hoa quả này có hình dáng vô cùng lạ mắt, giống như ngón tay xinh xắn với hình thuôn dài khoảng 4cm. Hương vị thơm ngon không thể khước từ, khiến loại quả này ngay khi xuất hiện đã trở thành một hiện tượng. Cách chọn nho ngon với giống nho này là sờ vào phần thịt thấy chắc, vỏ có phấn trắng và mùi thơm tự nhiên. Giá nho móng tay khoảng 200.000. <xem thêm>
Nho rừng
Quả mọc thành từng chùm như nho ăn nhưng có đặc trưng là chua hơn. Nhiều nơi còn dùng quả nho rừng non nấu canh cá chua hay kho cá rất ngon. Cụ thể ở Campuchia, quả nho chưa chín có vị chua thanh được dùng một loại gia vị thay thế cho chanh, dấm để nêm nếm vào các món ăn. Khi chín, quả nho rừng cho vị ngọt thanh, mọng nước, có thể dùng tráng miệng, ngâm rượu cũng rất thơm ngon. Loại nho này có thời điểm mức giá lên tới khoảng 100.000 đồng/kg. <xem thêm>
Nho không hạt
Trở lại với các vườn nho Ninh Thuận, hiện nay nhiều giống nho không hạt đã được du nhập về trồng thử nghiệm tại đây để có thể mang đến phục vụ cho nhu cầu của khách hàng sớm nhất. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay bày bán tràn lan các loại nho được quảng cáo là nho không hạt chính gốc Ninh Thuận nhưng thực chất là từ Trung Quốc gây hoang mang cho người mua hàng. Chính vì thế mọi người nên đến với các địa chỉ uy tín mua rau củ quả chất lượng để mua nhiều loại hoa quả thơm ngon thanh mát. <xem thêm>
Nho Mỹ
Khá quen tai với nhiều người, Nho Mỹ với nhiều chủng loại khác nhau và được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Hiện nay giống nho đen không hạt được du nhập vào nước ta, tạo nên một cơn sốt trên thị trường hoa quả. Nếu nói về chủ đề loại nho nào ngon nhất chắc hẳn sẽ rất nhiều người chọn nho Mỹ vì loại quả này dày mình và có độ ngọt thanh đặc trưng.
Nho đen không hạt Mỹ chinh phục được sự ưa chuộng tại Việt Nam với hình tròn thon, màu đen sẫm, vỏ mỏng. Ăn rất ngọt nhưng vẫn có vị thanh mát, đặc biệt là không hạt. Nho đen là loại hoa quả rất giàu dinh dưỡng, miễn dịch tốt và làm chậm quá trình lão hóa. Chùm quả to, căng và chắc quả có giá dao động vào khoảng 180,000đ -200,000đ/kg. <xem thêm>
Nho Pháp
Nho Pháp to tròn tím thẫm khi ăn có vị vị rôn rốt, chua ngọt, khá giòn và thơm mát, đang được nhiều người ưa chuộng. Nho Pháp dễ trồng, nhanh ra quả nên thường trồng trong vườn nhà vừa làm cây ăn trái vừa làm cây cảnh. Nho Pháp là một trong những loại trái cây nhập khẩu tươi mát được người tiêu dùng yêu thích trong thời gian gần đây. <xem thêm>
Nho Nam Phi
Nam Phi là một trong những quốc gia xuất khẩu nho lớn trên thế giới, tại đây có đa dạng các giống khác nhau như: xanh không hạt, đỏ không hạt và đặc biệt là nho đen không hạt,… Nho đen không hạt là trái cây nhập khẩu ngon, dinh dưỡng với vẻ ngoài bóng bẩy, quả tròn nhỏ, lớp phấn trắng tự nhiên bảo vệ quả. Từ vỏ nho chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cực mạnh giúp tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa. Nho giàu vitamin A bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, phòng chống các bệnh về mắt. Bên cạnh đó vitamin C, E, khoáng chất sắt, magie,… là dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe. Ngoài ra, một số loại nho Nam Phi còn được mệnh danh là loại nho đắt nhất thế giới nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào và độ hiếm của giống nho này. <xem thêm>
Nho Úc
Nếu bạn thích một loại nho bắt mắt, hãy chọn nho đỏ không hạt nhập khẩu trực tiếp từ Úc, đã trải qua kiểm định chất lượng kỹ càng trước khi vận chuyển, đảm bảo độ tươi ngon khi đưa đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm sạch tự nhiên, không chứa chất bảo quản, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Nho đỏ không hạt có quả màu đỏ tươi, vỏ mỏng, vị ngọt. Với sản phẩm, bạn có thể dùng ăn trực tiếp, ép lấy nước hoặc sử dụng làm bánh, sinh tố… đặc biệt nước nho ép cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng chống ung thư và các bệnh về tim mạch hiệu quả. <xem thêm>
Nho Peru
Lựa chọn nho đỏ Peru có hạt – một trong các loại hoa quả nhập khẩu được đặc biệt yêu thích tại Việt Nam, có màu đỏ tươi hấp dẫn, vỏ mỏng, vị ngọt, ngọt đậm, mỗi quả chỉ từ 1 – 2 hạt, thịt giòn. Nho đỏ có thể giảm nguy cơ tai biến tim mạch, giảm tác hại của thuốc lá đối với phổi, ngăn ngừa ung thư và giúp cơ thể chống đỡ tốt hơn những tác dụng phụ mà việc điều trị ung thư gây ra, rất phù hợp làm quà biếu phụ nữ, trẻ em. <xem thêm>
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Chuẩn bị đất trồng
Lựa chọn loại đất phù hợp: Đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, pH từ 5.5 đến 7.0.
Tiến hành làm sạch cỏ dại và tơi xốp đất bằng cách xới đất. Bổ sung phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục để tăng độ phì nhiêu của đất.<xem thêm>
- Tạo giàn cho cây nho
Cây nho là loại cây thân leo, do đó việc làm giàn cho cây phát triển rất quan trọng. Có nhiều loại giàn phổ biến như giàn lưới qua đầu, giàn chữ T, giàn hàng rào:
Giàn lưới qua đầu: Dùng các cột trụ gỗ hoặc bê tông cắm cách nhau 3-4 mét, căng dây thép thành lưới để cây leo. Giàn này giúp cây tận dụng ánh sáng tốt nhưng chi phí cao và khó thông thoáng.
Giàn chữ T: Sử dụng các cọc hình chữ T, căng dây thép ngang trên cọc. Giàn này thông thoáng, dễ chăm sóc nhưng chi phí gia công cũng cao.
Giàn hàng rào: Tương tự như giàn chữ T nhưng dùng các cọc thẳng đứng, thích hợp cho trồng nho trang trại. <xem thêm>
- Trồng cây nho
Sau khi chuẩn bị đất và giàn, tiến hành trồng cây nho con hoặc hom nho. Chọn những cây khỏe mạnh, có rễ phát triển tốt. Đặt cây vào hố trồng, lấp đất nhẹ nhàng và tưới nước đủ ẩm. <xem thêm>
- Chăm sóc cây nho
Tưới nước: Cần tưới nước đều đặn, nhất là trong năm đầu tiên khi cây đang phát triển rễ. Lượng nước tưới tùy thuộc vào loại đất và thời tiết; trung bình 5-7 ngày/lần cho đất cát và 10-15 ngày/lần cho đất thịt.
Bón phân: Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân bón lá phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Bón phân 2-3 lần/năm, chú trọng vào giai đoạn trước ra hoa và sau thu hoạch. <xem thêm>
- Tỉa cành và ngắt ngọn
Tỉa cành và ngắt ngọn giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Khi cây leo đến giàn, bạn cần bấm ngọn để cây phát triển nhánh cấp 1, cấp 2. Cắt tỉa các cành yếu, sâu bệnh để tăng sức sống cho cây. <xem thêm>
- Thu hoạch và bảo quản nho
Thu hoạch nho là bước cuối cùng trong quy trình trồng và chăm sóc cây nho. Thời điểm thu hoạch nho tốt nhất là khi quả đã đạt độ chín tối ưu, thường là vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh nhiệt độ cao làm hỏng quả.
Kiểm tra độ chín: Nho đạt độ chín khi màu sắc của vỏ quả đồng nhất, căng mọng và có vị ngọt đặc trưng. Sờ vào quả cảm nhận độ mềm mịn, căng mọng, không bị nhăn nheo.
Cách thu hoạch:
Dùng kéo cắt nho cách chùm khoảng 2-3 cm để tránh tổn thương cành cây và giúp cây có thể nuôi dưỡng quả còn lại.
Thu hoạch nhẹ nhàng, tránh để quả rơi xuống đất hoặc bị va chạm mạnh.
Thu hoạch từng chùm một để đảm bảo chất lượng của nho không bị ảnh hưởng.
Bảo quản nho:
Nho sau khi thu hoạch cần được phân loại theo kích cỡ và chất lượng, loại bỏ các quả bị dập, nứt hoặc có dấu hiệu sâu bệnh.
Bảo quản nho trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0°C đến 4°C để giữ độ tươi lâu. Nho có thể được bảo quản trong túi nhựa thoáng khí hoặc hộp bảo quản chuyên dụng.
Không nên rửa nho trước khi bảo quản vì sẽ làm mất lớp phấn tự nhiên bảo vệ trên vỏ quả, gây nhanh hỏng.
Lưu ý: Nho tươi nên được tiêu thụ trong vòng 1-2 tuần để đảm bảo hương vị và chất lượng tốt nhất. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, có thể làm mứt, nước ép hoặc sấy khô. <xem thêm>
- Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho cây nho sau thu hoạch.
Sau khi thu hoạch trái xong khoảng 30- 40 ngày là thời gian chăm sóc cây nho sau thu hoạch, việc đầu tiên nên tỉa cành, tạo tán cho cây nho. Bà con cần bỏ khô đất 15-20 ngày tùy theo khả năng giữ nước của đất rồi mới tiến hành cắt cành cho cây nho.
Bà con sử dụng các dụng cụ chuyên cắt tỉa cành. Tiến hành cắt tỉa những nhánh phụ, cành hóa gỗ ở vị trí mắt cá to, cành khô, cành bị bệnh, cành nhỏ, cành không có sức sống, lá bị sâu bệnh. <xem thêm>
Làm cỏ và bón phân cho vườn cây nho sau thu hoạch.
Làm cỏ cho vườn cây nho: Cùng với việc cắt tỉa cành, tạo tán cho cây bà con nên tiến hành dọn vệ sinh cỏ dại và các cành lá khô dưới đất do việc thu hái. Việc làm cỏ, dọn vệ sinh sau khi thu hoạch là rất cần thiết, tránh làm nơi trú ngụ cho các loài sâu bệnh hại xâm nhập vào cây nho gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất vườn nho.
Lượng phân bón cần bổ sung cho vườn nho sau thu hoạch
Sau khi tiến hành cắt tỉa cành, làm cỏ dọn vườn cho cây nho nên tiến hành bổ sung phân bón vào cho cây để cây hồi phục nhanh. Khi chuẩn bị bón phân bà con bỏ khô đất 2 tuần, sau đó cho nước vào và rải đều super lân. Lượng bón 20-25kg/sào.
Ngoài ra có thể sử dụng thêm sản phẩm phân bón vi lượng combi chelate 01giải quyết cấp bách bài toán về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng vi lượng cho cây: vàng lá, rụng hoa…Tăng sức khỏe cây trồng, kích thích bộ rễ phát triển, tăng năng suất và chất lượng nông phẩm.
Trường hợp cây quá suy yếu sau thu hoạch có thể sử dụng thêm sản phẩm giải độc, hỗ trợ hồi phục nhanh như: Vitamin 3B, Brassinolide 0.15% SP…
Lượng nước tưới cần cung cấp cho cây nho sau thu hoạch
Cây nho là cây chịu hạn tốt. Tuy nhiên cũng cần bổ sung nước thường xuyên cho cây để cây nhanh chóng được phục hồi. Với thời tiết hanh khô thì bà con bổ sung tưới 1 tuần/1 lần. <xem thêm>
Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
Một số bệnh thường gặp trên cây nho sau thu hoạch: bệnh gỉ sắt, bênh phấn trắng, sâu bọ trĩ…
- Bệnh gỉ sắt
Nấm chủ yếu gây hại trên lá bánh tẻ và lá già, chính vì thế mà thường thấy nấm xuất hiện vào cuối vụ. Trong các tháng mưa nhiều (tháng 9, 10 và 11) nấm có thề làm tàn lụi giàn lá trước khi cắt cành. Việc giảm diện tích quang hợp đã ảnh hưởng đến năng suất vụ tới.
Biện pháp phòng trừ đối với bệnh rỉ sắt trên cây nho
Để phòng trừ có hiệu quả nên phun sớm ngay khi thấy có vết bệnh bằng một trong những loại thuốc sau:
Anvil 5 SC liều lượng 1,0 – 1,2 lít/ha
Score 250 ND liều lượng 0,15 – 0,2 lít/ha;
Viben liều lượng 1,5 – 2,0 lít/ha.<xem thêm>
- Bệnh phấn trắng hại nho
Bệnh nấm trắng được người trồng nho ở Ninh Thuận gọi là bệnh nấm xám hay bột xám do nấm Uncinula necator gây ra. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Mỹ sau đó thấy có ở Anh. Ngày nay người ta thấy bệnh nấm trắng gây hại tất cả các vùng trồng nho trên thế giới, bao gồm cả các nước có khí hậu nhiệt đới.
Nếu không được phòng trừ, bệnh sẽ làm giảm sinh trưởng của cây và giảm năng suất nho. Nấm này chỉ gây hại trên những loài cây thuộc họ nho Vitaceae. Đây cũng là một trong những bệnh khá phổ biến và nguy hiểm trên cây nho ở nước ta.
Các biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây nho:
Để phòng trừ bệnh này, ngoài việc sử dụng nước lưu huỳnh – vôi (canxi polisunfua) 0,05% – 0,1%. Có thể:
Sử dụng hàng loạt các loại thuốc lưu dẫn có khả năng phòng trừ bệnh trong thới gian dài từ 7 – 10 ngày như:
Sumi-eight 12,5% liều lượng 0,3-0,5 kg/ha pha trong 500 – 800 lít nước.
Topsin M 70% WP liều lượng 0,5-0,7 kg/ha
Anvil 5 SC liều lượng 0,75 – 1,0 lít/ha
Tilt 250 EC liều lượng 0,1 -0,2 lít/ha
Bayfidan 250 EC, liều dùng 0,4 lít/ha, định kỳ phun 7 ngày/lần, phun vào giai đoạn cắt cành và ra lá non.
Một số loại thuốc khác có tác dụng rất tốt, không những trừ được nấm mà còn kích thích sự phát triển của cây làm quả nho lớn và bóng hơn đã được khảo nghiệm đó là: Score 250 ND với liều lượng 0,1 – 0,15 lít/ha và Tilt super 300 ND 0,1 – 0,2 lít/ha. <xem thêm>
Tài liệu tham khảo
Cẩm nang cây trồng, Cây nho. Truy cập ngày 24/02/2025, từ https://camnangcaytrong.com/cay-nho-cd98.html
Sức khoẻ và đời sống (2021), Giá trị dinh dưỡng của từng loại nho với sức khỏe, Truy cập ngày 24/02/2025, từ https://suckhoedoisong.vn/gia-tri-dinh-duong-cua-tung-loai-nho-voi-suc-khoe-16921122214511696.htm
Mordorintell Igence, Phân tích quy mô và thị phần thị trường nho – Dự báo và xu hướng tăng trưởng (2024 – 2029). Truy cập ngày 25/02/2025, từ https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/grapes-market
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.