Giới thiệu về cây dứa
-
Giới thiệu về dứa và đặc điểm dinh dưỡng
Giới thiệu về cây dứa
Cây dứa (thơm, khóm) có tên khoa học Ananas comosus (L.) Merr. Họ: Bromeliaceae (họ Dứa). Cây có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn (khóm) có khi rất ít (thơm). Khi cây trưởng thành, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 20-40 cm, mang 1 bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá bắc màu tím, các hoa này dính nhau. Khi hình thành quả thì các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay gạch tôm; các quả thật thì nằm trong các mắt dứa. Cây thường ra hoa quả vào mùa hè.<xem thêm>
Nguồn gốc xuất xứ
Khóm (thơm, dứa) là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay. Hiện nay trên thế giới, cây dứa (thơm) được trồng hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới có mùa sông tương đối ẩm như đảo Hawai, Đài Loan. Khóm (thơm) có thể trồng tới vĩ tuyến 38o bắc, trong đó các nước Châu Á chiếm trên 60% sản lượng dứa cả thế giới. Các nước trồng nhiều là Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawai, Brazil, Mêhicô, Cuba, Úc, Nam phi.<xem thêm>
Giá trị dinh dưỡng và công dụng
- Giá trị dinh dưỡng
Nước 75,7%, protid 0,68%, lipid 0,06%, glucid 18,4% (saccharose 12,43%, glucose 3,21%), chất chiết xuất 4,35%, cellulose 0,57%, tro 1,24%. Còn có acid citric, acid malic và các vitamin A, B, C. Trong quả có một chất men tiêu hoá là bromelin có thể thuỷ phân trong vài phút một lượng protein bằng 1000 lần trọng lượng của nó và so sánh được với pepsin và papain. Ngoài ra còn có iod, magnesium, mangan, kalium, calcium, phosphor, sắt, lưu huỳnh. <xem thêm>
- Công dụng
Trái khóm (thơm, dứa) được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả “vua”, rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. trái dứa (thơm) có mùi thơm mạnh, chứa nhiều đường, lượng calo khá cao, giàu chất khoáng, nhất là Kali, có đủ các loại vitamin cần thiết, đặc biệt trong cây và trái khóm (thơm, dứa) có chất Bromelin là một loại men thủy phân protêin có thể chữa được các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức chế phù nề và tụ huyết, làm vết thương mau thành sẹo. Trong công nghiệp, chất Bromelin dùng làm mềm thịt để chế biến thực phẩm, nước chấm. <xem thêm>
Tính vị, tác dụng: trái dứa (thơm) có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hoá; nước dứa (thơm) nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn dứa (thơm) thanh nhiệt giải độc; rễ dứa (thơm) lợi tiểu. Dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Được chỉ định dùng trong các trường hợp: thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc, trong các bệnh xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong và sỏi, trong chứng béo phì. Bromelin được dùng chữa bệnh rối loạn tiêu hoá dạ dày – ruột, dùng làm thuốc tiêu viêm, giảm phù, chữa các vết thương, vết bỏng cho mau lành sẹo. Dứa (thơm) còn là nguyên liệu chiết bromelin, có nhiều trong thân dứa (thơm) (phần lõi trắng của chồi), trong quả (ở vỏ dứa (thơm) có nhiều hơn trong dịch chiết quả. Thường dùng quả chín để ăn tươi hoặc ép lấy nước uống hoặc dùng bromelin. <xem thêm>
Giàu vitamin và khoáng chất : dứa là trái cây tốt cho bạn. Dứa giàu vitamin A, vitamin C, canxi, kali, và phốt pho. Trong khi giàu chất xơ và năng lượng, dứa lại ít chất béo và cholesterol nên bổ dưỡng tuyệt vời mà bạn nên thêm vào chế độ ăn uống để cải thiện và duy trì sức khỏe.<xem thêm>
Làm xương chắc khỏe: Dứa có chứa mangan, một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng xương và mô liên kết. Bạn thậm chí không cần phải ăn nhiều loại trái cây – một bát dứa cung cấp cho cơ thể của bạn 73% lượng mangan cần thiết.
Cải thiện hệ tiêu hóa: Bromelain là một chất chiết xuất được tìm thấy trong thân dứa, có tác dụng trung hòa dịch cơ thể để không trở nên quá axit. Bromelain cũng điều chỉnh hoạt động của tuyến tụy, hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh vì dứa giúp tiêu hóa protein nhanh hơn.
Giữ nướu răng khỏe mạnh: Bạn đánh răng nhiều lần trong ngày, nhưng bạn có chú ý đến nướu răng của mình? Vì có hàm lượng vitamin C cao, nên ăn dứa giúp làm giảm nguy cơ viêm nướu và bệnh nha chu. Bệnh nha chu không chỉ phá hủy các mô và xương hàm mà còn liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Vitamin C trong dứa giúp cải thiện khả năng của cơ thể để chống lại vi khuẩn xâm nhập, góp phần phòng chống viêm nướu và bệnh nha chu. <xem thêm>
Làm giảm viêm khớp: Dứa có đặc tính chống viêm, do đó thêm dứa vào chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm đau viêm khớp, cũng như bệnh gút và hội chứng ống cổ tay. Dứa cũng có thể giúp cải thiện tổng trạng bằng cách làm xương chắc khỏe.
Ngăn ngừa cao huyết áp: Nếu bạn đang cố gắng để giảm bớt huyết áp cao của mình, hoặc muốn tránh căn bệnh này, hãy ăn nhiều dứa. Vì dứa có lượng kali cao và natri thấp, giúp cơ thể duy trì mức huyết áp bình thường. <xem thêm>
Đặc tính chống ung thư: Có thể không có cách chữa bệnh ung thư, nhưng có những điều giúp bạn ngăn chặn nó. Dứa rất đầy đủ các chất chống oxy hóa, giúp bạn chiến đấu chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do là nhóm các nguyên tử gây tổn thương khi tiếp xúc với màng tế bào/ADN của bạn. Chất chống oxy hóa ngăn chặn các gốc tự do làm tổn thương cơ thể của bạn, bằng cách giữ cho các tế bào khỏe mạnh.
Ngăn ngừa ho và cảm lạnh: Dứa rất giàu vitamin C, có nghĩa là dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Điều này giúp bạn chống lại ho và cảm lạnh. Thậm chí nếu đã bị bệnh, bạn nên ăn dứa vì dứa có chứa bromelain, giúp hạn chế chất nhầy và ức chế ho. <xem thêm>
Làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng: Thoái hóa điểm vàng là do hư hỏng võng mạc, và là nguyên nhân chính gây mất thị lực ở người lớn. Theo độ tuổi, thoái hóa điểm vàng khiến bạn khó nhận ra gương mặt, đọc, xem đèn tín hiệu cũng như các hoạt động hằng ngày khác. Nếu bạn thêm dứa vào chế độ ăn uống thường ngày, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này lên tới 36%. Điều này là do dứa có đầy đủ beta carotene tốt cho tầm nhìn của bạn.
Dứa tươi lâu hơn các quả khác: Sau khi mua dứa về, bạn có thể để dứa trong nhiệt độ phòng 1-2 ngày trước khi ăn. Điều này không những không ảnh hưởng đến mùi vị mà còn làm dứa mềm và mọng nước hơn. Nếu bạn không sẵn sàng để ăn dứa sau hai ngày, hãy cho dứa vào trong hộp nhựa và để trong ngăn mát 3-5 ngày nữa. Nếu bạn đã bổ và giữ nó trong hộp kín tủ lạnh thì dứa sẽ vẫn tươi và bổ dưỡng trong 6-9 ngày. <xem thêm>
Đó là một thực phẩm giảm cân tốt: Dứa có vị ngon, vị ngọt tự nhiên có thể làm món tráng miệng. Dứa ít calo, natri, cholesterol, và chất béo bão hòa, trong khi lại rất giàu xơ. Điều này làm cho dứa trở thành một thực phẩm giảm cân hoàn hảo.
Làm giảm buồn nôn: Một lợi ích quan trọng từ lượng nước dứa là ngăn các cơn buồn nôn hoặc ốm nghén. Điều này khá hữu ích cho phụ nữ mang thai thường bị buồn nôn. Dứa cũng giúp ích cho những người thường bị say máy bay hay tàu xe. <xem thêm>
- Tiềm năng thị trường, tình hình sản xuất và tiêu thụ
Tiềm năng thị trường
Mở rộng vùng chuyên canh, kết nối thị trường ở Long An, Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc HTX, cho biết năm đầu tiên thu hoạch, khóm cho sản lượng khoảng 25 tấn/ha, năm thứ 2 khoảng 20 tấn/ha, năm thứ 3 khoảng 15 tấn/ha. Khóm trái khi thu hoạch được phân làm 3 loại dựa vào trọng lượng, trong đó loại I phải đạt từ 1,2kg/trái trở lên. Chi phí trồng 1ha khóm năm đầu tiên dao động từ 80-100 triệu đồng, các năm tiếp theo khoảng 20 triệu đồng. Sau khi trừ tất cả chi phí, nông dân thu lợi nhuận bình quân 100 – 120 triệu đồng/ha/năm <xem thêm>
Có thể thấy, cây khóm đang dần trở thành cây kinh tế chủ lực của hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Long An, với tổng diện tích hơn 1.000 ha. Thời gian tới, để tiếp tục phát huy hiệu quả của loại cây này, bên cạnh đẩy mạnh vai trò của các HTX, tổ hợp tác trong việc hình thành chuỗi giá trị, tỉnh dự kiến tăng cường tập huấn, nâng cao trình độ sản xuất cho các hộ trồng khóm, đặc biệt là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, đảm bảo sự phát triển bền vững. Mấy năm nay, giá khóm cũng ở mức ổn định từ giá 6-10 nghìn/kg nên bà con trồng khóm cũng phấn khởi. <xem thêm>
Mỗi năm, huyện Tân Phước cung ứng cho thị trường xa gần trên 260.000 tấn khóm. Gần đây, đầu ra trái khóm có thuận lợi hơn trước, khi hạ tầng giao thông vùng Đồng Tháp Mười được quan tâm, đầu tư, việc vận chuyển, mua bán khóm được dễ dàng. Tích lũy được vốn, nông dân đầu tư mua sắm phương tiện cơ giới phục vụ cho sản xuất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Ngoài việc bán trái khóm tươi, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn chế biến ra kẹo, mức khóm, nước khóm phục vụ giải khát rất có giá trị.<xem thêm>
Tình hình sản xuất và tiêu thụ khóm trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng dứa. Tổng diện tích trồng dứa trên toàn cầu hơn 400.000 ha, chủ yếu phân bố ở châu Á, châu Mỹ và châu Phi.
Top 10 nhà sản xuất dứa hàng đầu là Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Nigeria, Costa Rica, Mexico, Indonesia và Kenya. Sản lượng của những quốc gia này chiếm khoảng 73% tổng sản lượng dứa toàn cầu. <xem thêm>
Thị trường dứa toàn cầu đang dần mở rộng đáng kể, với dự đoán cho thấy mức tăng trưởng từ 27,08 tỷ USD năm 2023 sẽ lên 28,7 tỷ USD trong năm 2024, ước tính đạt 36,8 tỷ USD vào năm 2028 và 39,13 tỷ USD vào năm 2029, phản ánh tốc độ CAGR 6,33% trong giai đoạn dự báo (2024 – 2029). Trong đó, thị trường có tiềm năng lớn nhất là châu Á – Thái Bình Dương.
Costa Rica, Indonesia và Philippines là ba nước sản xuất dứa hàng đầu trên thế giới trong năm 2021, trong đó riêng Costa Rica đã sản xuất được 2,9 triệu tấn. Các quốc gia này sản xuất trái cây chủ yếu cho thị trường trái cây tươi và công nghiệp chế biến. <xem thêm>
Nhu cầu tiêu thụ dứa có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Tại châu Á, các thị trường có khối lượng tiêu thụ dứa cao nhất năm 2018 là Philippines 2,3 triệu tấn, Thái Lan 2,1 triệu tấn và Indonesia 1,8 triệu tấn, chiếm 53% tổng lượng tiêu thụ. Theo sau là Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan, cùng chiếm thêm 38%.
Xét về mặt giá trị, các thị trường dứa lớn nhất ở châu Á là Thái Lan 3 tỷ USD, Trung Quốc 2,2 tỷ USD và Philippines 1,9 tỷ USD, chiếm 59% thị phần. Tiếp theo là Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Đài Loan cùng chiếm thêm 34%.<xem thêm>
Châu Á là khu vực sản xuất và tiêu thụ dứa lớn nhất thế giới, do lượng tiêu thụ nội địa lớn và diện tích trồng dứa cao nhất. Năm 2021, Indonesia là nhà sản xuất hàng đầu trong khu vực với 2,88 triệu tấn, tiếp theo là Philippines với 2,86 triệu tấn và Ấn Độ với 1,7 triệu tấn.
Indonesia đang đẩy mạnh xuất khẩu dứa sang thị trường Trung Quốc. Tháng 8/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành một nghị định thư mới, trong đó phê duyệt xuất khẩu dứa tươi của Indonesia sang Trung Quốc nếu đáp ứng một số yêu cầu nhất định. <xem thêm>
Tình hình sản xuất và tiêu thụ dứa tại Việt Nam
Tình hình sản xuất dứa tại Việt Nam
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Thành Phụng, Trưởng bộ phận thường trực phía Nam – Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: Dứa là loại quả nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng, giá trị năng lượng và mùi rất hấp dẫn. Dứa là một trong những loại cây ăn quả quan trọng trên thế giới, đứng hàng thứ 3 sau chuối và cây có múi, với tổng sản lượng đạt 20 triệu tấn/năm. Tại Việt Nam , dứa được trồng khắp từ Bắc đến Nam , trên diện tích khoảng 40.000 ha, sản lượng trên 500.000 tấn/năm, trong đó 90% diện tích tập trung ở phía Nam . Các tỉnh có diện tích trồng dứa lớn gồm Tiền Giang (14.8000 ha), Kiên Giang (10.000ha), Hậu Giang (gần 1.600 ha), Long An (1.000 ha)…Mặc dù giá trị dinh dưỡng của dứa rất quan trọng đối với con người nhưng chất lượng cũng như giá trị kinh tế dứa mang lại cho người trồng chưa cao. Vì vậy, trong một thời gian dài, nhà nông không còn mặn mà với cây dứa. Liên tục từ năm 2003 đến năm 2007, diện tích dứa cả nước giảm đến 18.000 ha. Gần đây, diện tích có tăng trở lại nhưng chưa nhiều. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Thành Phụng, diện tích dứa của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á nhưng năng suất đứng 5 và sản lượng đứng 4.<xem thêm>
Dự kiến, sản lượng dứa của Việt Nam sẽ đạt 807.000 tấn vào năm 2026. Con số này tăng so với mức 726.000 tấn vào năm 2021, tốc độ tăng trưởng trung bình 1,8% mỗi năm. Kể từ năm 1966, nguồn cung của Việt Nam đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.<xem thêm>
Tình hình tiêu thụ dứa của Việt Nam
Dứa Việt Nam không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Úc và các nước châu Âu.
Trồng dứa không chỉ giúp cung cấp thực phẩm mà còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân, đặc biệt ở các vùng trọng điểm sản xuất dứa tại Việt Nam.
Việc trồng dứa ở Việt Nam là một lĩnh vực quan trọng trong nông nghiệp nước nhà, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế cũng như xuất khẩu nông sản. Tiềm năng phát triển của cây dứa tại Việt Nam còn rất lớn, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhu cầu thị trường quốc tế ngày càng tăng. <xem thêm>
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu dứa chủ lực, với thị trường rộng khắp từ Châu Âu đến các nước Á-Âu. Các quy định xuất khẩu ngày càng được cải thiện để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.
Hà Lan là một trong những cửa ngõ nhập khẩu dứa chính tại Châu Âu, nhập khẩu hơn 250 nghìn tấn/năm, đến từ nhiều quốc gia như Costa Rica, Ecuador và một phần nhỏ từ Châu Á. <xem thêm>
Thụy Sĩ, mặc dù không phải là thị trường lớn nhưng có nhu cầu nhập khẩu khoảng 20 nghìn tấn dứa mỗi năm. Thị trường này có xu hướng ưa chuộng sản phẩm hữu cơ và chứng nhận Fairtrade.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện tốt các quy định chung của EU về chất lượng và an toàn sản phẩm để tăng cơ hội thâm nhập vào thị trường này. Ngoài ra, các hội chợ chuyên ngành trái cây quốc tế là cơ hội để quảng bá sản phẩm.
Nhu cầu của thị trường Anh ổn định với mức tăng trưởng dự báo cho dứa tươi là 3.2% từ 2022 đến 2027. Các sản phẩm như nước ép dứa, dứa sấy khô, mứt dứa cũng rất được ưa chuộng. <xem thêm>
- Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng khóm
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển chung
- Đặc điểm thực vật học
Thân cây dứa (thơm)
Cây trưởng thành thân cao khoảng 1 – 1,2m có dạng con cừu đáy bẹt, đường kính tán rộng 1,3 – 1,5m. Bóc lá ra có thân nằm bên trong dài khoảng 20 – 30cm với phần gần ngọn thân to nhất có đường kính 5,5 – 6,5cm, cuối thân rộng 2 – 3,5cm. Phần thân trên thường cong, phần thân dưới có thể cong nếu chồi đem trồng là chồi cuống hay chồi thân và thẳng nếu chồi đem trồng là chồi ngọn. <xem thêm>
Trên thân có chia nhiều lóng và đốt. Ở đốt thân có mang những mầm ngủ. Các lóng từ phần giữa thân dài khoảng 1 – 10cm tùy theo giống, điều kiện môi trường…. Các lóng từ phần giữa thân trở lên dài hơn các lóng ở bên dưới. Bên trong thân dứa (thơm) chia làm 2 phần là phần vỏ và trung trụ. Nơi tiếp giáp giữa vỏ và trung trụ có một hệ thống mạch rất mỏng, chủ yếu gồm các tế bào gỗ và các tế bào libe. Mô mạch không liên tục, bị thủng nhiều chổ, qua đó các bó mạch chạy dài đến lá. Chính hệ thống mạch này đã tạo ra các rễ phụ mọc ra trên thân. Trung trụ gồm một khối tế bào nhu mô có nhiều hạt tinh bột và tinh thể, trong đó các bó mạch xếp thành vòng xoắn ốc xuyên qua nhau làm thành một mạng lưới rất phức tạp. <xem thêm>
Lá cây dứa (thơm)
Số lá trên cây thay đổi tùy theo giống trồng trọt. Lá được xếp theo hình xoắn ốc, lá non ở giữa là già ở ngoài cùng. Hình dạng lá thay đổi tùy theo vị trí của chúng trên thân, tức theo tuổi lá.
Các đặc điểm chung của lá dứa (thơm):
Gai lá: lá có nhiều hay ít gai thay đổi tùy theo giống trồng.
Tầng mao bộ: bao bên ngoài lá giống như một lớp sáp mòng trắng, mặt dưới lá có nhiều hơn mặt trên.
Tầng tế bào chứa nước: nằm ở phần giữa lá, gồm một số tế bào hình cột phía dưới lớp biểu bì. Tầng tế bào này giúp lá trữ nước khi khô hạn.
Bó sợi ở lá: nằm giữa lá, bao bọc bởi các mạch libe và gỗ. Tế bào sợi dài, chắc, có thể dùng lấy sợi dệt vải.
Dạng hình máng xối: lá có dạng hình máng xối giúp cây nhận được nước hữu hiệu, chịu đựng khô hạn tốt. <xem thêm>
Chồi dứa (thơm)
Cây dứa (thơm) có các loại chồi như sau:
Chồi ngọn: Mọc ra ở đầu ngọn trái, mang nhiều lá, lá nhỏ, ít cong lòng máng, góc chồi thẳng. Trồng bằng chồi ngọn lâu thu hoạch (khoảng 18 tháng). Có thể dùng mầm ngủ trên chồi ngọn để nhân giống.
Chồi thân: Mọc ra từ mầm ngủ trên thân, thường xuất hiện sau khi cây mẹ đã ra hoa, có 1 – 2 chồi. Chồi to, khỏe, ít lá, lá cứng, tán chồi gọn. Gốc chồi dẹp, hơi cong. Chồi thân dùng để thay thế cây mẹ ở mùa gốc. Trồng chồi thân mau thu hoạch, khoảng 12 tháng.
Chồi cuống: Mọc ra từ mầm ngủ trên cuống trái, ngay sát dưới đáy trái, hình dạng hơi giống chồi thân nhưng nhỏ hơn, góc chồi cong, phình to. Trong sản xuất thường dùng loại chồi này vì số lượng nhiều.
Chồi ngầm: Mọc ra từ phần thân dưới mặt đất hoặc nơi cổ rễ. Chồi có lá dài, hẹp, mộc yếu do bị các lá bên trên che ánh sáng. Trồng lâu thu hoạch, khoảng 18 – 20 tháng. <xem thêm>
Rễ cây dứa (thơm)
Krauss chia rễ thành 3 nhóm:
Rễ sơ cấp: phát sinh từ phôi của hột, chỉ thấy được khi trồng dứa (thơm) bằng hột.
Rễ phụ: là loại rễ quan trọng nhất của cây, mọc trên thân, phát sinh từ hệ thống mạch giữa vỏ và trung trụ.
Rễ thứ cấp: là những rễ nhỏ mọc ra từ các rễ phụ. <xem thêm>
Hoa cây dứa (thơm)
Dứa (thơm) có hoa lưỡng tính, hoa gồm có 1 lá bắc, 3 lá đài mập, 3 cánh hoa có màu tím nối liền thành một ống, 6 nhị đực và 1 vòi nhụy cái. Bầu noãn chia làm 3 ngăn với vách ngăn dầy. Trên trái hoa xếp theo 2 vòng xoắn ốc. Vòng xoắn theo chiều dốc nhiều chứa 8 – 10 hàng, chiều dốc ít chứa khoảng 11 – 13 hàng. Hoa thường nở buổi sáng, khoảng 5 – 10 hoa mỗi ngày nên mất 15 – 20 ngày mới nở hết hoa trên trái. <xem thêm>
Trái dứa (thơm)
Là loài trái kép gồm nhiều trái con (100 – 200 trái con hay hoa). Sau khi thụ phấn, các hoa, nhị đực và vòi nhụy cái tàn héo đi. Gốc lá bắc mập ra, cong úp lên che các lá đài. Các lá đài trở nên có thịt và hợp lại tạo thành núm, khi trái gần chín chúng dẹp xuống trở thành “mắt” của trái. Các trái con dính vào một trục phát hoa gọi là cùi của trái, cùi dứa (thơm) kéo dài ra bên ngoài gọi là cuốn trái.<xem thêm>
- Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ trồng cây khóm:
Cây dứa sinh trưởng tốt trong phạm vi nhiệt độ 25-350C. Trong giai đoạn quả phát triển, nếu thời tiết lạnh, ẩm và cường độ ánh sáng yếu kéo dài thì quả thường nhỏ, phẩm chất kém, ngược lại nhiệt độ lớn hơn 400C thì thân, lá, quả thường bị hiện tượng cháy nắng.
Ánh sáng trồng cây khóm:
Cây thích ánh sáng tán xạ hơn là ánh sáng trực xạ. Vùng cao có nhiệt độ và cường độ ánh sáng giảm nên chu kỳ của cây kéo dài. Tuy nhiên ánh sáng trực xạ vào mùa hè dể gây ra hiện tượng cháy nắng trên quả. Cây dứa có khuynh hướng ra hoa tự nhiên vào thời kỳ ngày ngắn. <xem them>
Lượng mưa:
Cây dứa yêu cầu lượng trung bình khoảng 1500mm/năm và phân bố đều trong các tháng, mùa nắng kéo dài cần phải có biện pháp giữ ẩm cho vườn dứa.
Trên đất thấp (Đồng bằng sông Cửu long): điều chỉnh sao cho mực nước trong mương thấp hơn tối thiểu là 40cm so với mặt đất trồng để rễ cây không bị úng.
Trên đất cao: Phải bố trí hệ thống nước tưới bổ sung cho cây vào mùa nắng để đảm bảo tương đương với lượng mưa 1500mm/năm và thoát thủy tốt vào mùa mưa.
Đất trồng cây khóm:
Đất trồng dứa phải có tầng canh tác dày trên 0.4m, đất phải tơi xốp, thoáng, thoát nước tốt. Các loại đất trồng dứa như: đỏ Bazan, đất đỏ vàng, đất xám ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đất cát ở duyên hải Trung Bộ, đất phù sa ở Đồng bằng sông Cữu Long đều trồng dứa được. Yêu cầu pH nước trong đất đối với nhóm dứa Cayenne là 5,0 – 6,0, nhóm Queen là 4,0 – 5,0.
Khi chuẩn bị đất trồng nên tham khảo ý kiến các cơ quan chuyên môn (Trạm khuyến nông, Phòng Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu…) để lấy mẩu phân tích và đánh giá chính xác đIều kiện dinh dưỡng đất làm cơ sở cho công tác bón phân sau này. <xem them>
Các giống khóm hiện nay
Nhóm dứa hoàng hậu (Queen).
Dứa thuộc nhóm này có khối lượng và độ lớn trung bình từ 500 – 900gram, bản lá hẹp, cứng, nhiều gai ở mép lá, mặt trong của phiến lá có vân trắng chạy song song theo nhiều lá. Hoa có màu xanh hồng, mắt quả lồi, chịu vận chuyển, thịt quả màu vàng đậm, thơm đặc trưng, vị ngọt.
Đây là nhóm dứa có phẩm chất cao nhất đang được trồng phổ biến ở nước ta và đại diện là các giống: dứa hoa, dứa tây, dứa Vitoria, khóm. <xem thêm>
Nhóm dứa Cayen (hay Smooth Cayenne)
Dứa này thuộc nhóm có khối lượng trung bình 1,5 – 2,0kg/quả. Lá màu xanh đậm, dài, dày, không có gai hoặc rất ít gai ở gốc hay chóp lá. Hoa tự có màu hồng, hơi đỏ, quả hình trụ (hình quả trứng), mắt quả to, hố mắt nông. Chín dần, khi chín màu vàng chuyển dần từ cuống tới chóp quả.
Đại diện là các giống: Chân Mộng, Đức Trọng, Trung Quốc, Thái Lan, Cayen có gai, Mehico.
Loại này tuy chất lượng không cao lắm nhưng được trồng nhiều để chế biến do quả to dễ cơ giới hoá, cho hiệu quả kinh tế. Dựa vào đặc điểm của từng nhóm dứa ta thấy nhóm dứa Cayen thích hợp nhất cho việc sản xuất công nghiệp mặt hàng dứa như đồ hộp, nước dứa, xirô dứa.
Giống Cayen nhạy cảm với nhiều loài côn trùng gây hại (sâu đục quả, nhện đỏ…) và bệnh (, tuyến trùng, thối trái, thối lõi, thối gốc…). Tuy nhiên, nó được coi là có khả năng chịu được nấm Phytophthora sp. và đề kháng với sự phá hại trái do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi Burkbolder. <xem thêm>
Nhóm dứa Tây Ban Nha (Spanish hay Red Spanish)
Nhóm dứa này có khối lượng trung bình 700 – 1000gram. Lá mềm, mép lá cong ngả nhiều về phía lưng, mật độ gai phân bố không đều trên mép lá. Hoa tự có màu đỏ nhạt, Khi chín vỏ quả có màu đỏ xẫm, hố mắt sâu, thịt quả vàng, phớt nắng, vị chua, nhiều xơ.
Đại diện là các giống: dứa ta, dứa mật, thơm. Dứa này có chất lượng kém nhất.<xem thêm>
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Bố trí mương, líp, luống trồng cây khóm
Vùng đấp thấp, bằng phẳng, mực thủy cấp cao nên phân thành lô. Trên mỗi lô, xẻ mương lên líp sao cho mặt líp phải cao hơn mực nước dưới mương tối thiểu 40 cm. Bố trí líp trồng vuông gốc với trục giao thông.
Vùng đất có độ dốc thấp (dưới 4%) thiết kế lô trồng theo kiểu bàn cờ. Luống trồng trong mỗi lô có thể được bố trí cắt ngang hoặc song song với hướng dốc nhưng phải vuông góc với trục giao thông.
Vùng đất đồi dốc từ 4-15% nên bố trí đất kiểu bậc thang trên đường đồng mức vuông góc với hướng dốc và có hệ thống đường liên đồi, đường trục chính phục vụ đi lại vận chuyển.
Vùng đồi có độ dốc hơn 15% không thích hợp cho mục đích trồng dứa có cơ giới hóa (độ nghiêng cho phép tối đa đối với các phương tiện cơ giới là 15%).
Chiều dài của líp, luống trồng được bố trí thuận tiện cho phương tiện canh tác: 200-250m đối với cơ giới và 50-75m đối với thủ công. <xem thêm>
- Thiết kê đê bao, hệ thống chống xói mòn:
Đối với những vùng đất thường bị ảnh hưỏng lũ cần có hệ thống đê bao có cao độ cao hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm với chức năng vừa là đê chống lũ vừa là đường giao thông được thiết kế có hệ thống xả lũ hoặc dẫn nước vào đồng. Các hệ thống mương được sử dụng làm trục giao thông thủy lợi đi lại vận chuyển vật tư, sản phẩm thu hoạch.
Vùng đồi dốc từ 4-15% phải bố trí hệ thống kênh mương theo đường đồng mức nhằm chặn nước chảy từ trên dốc xuống để tránh xói mòn. Hệ thống mương này được bố trí cách nhau mỗi 50-200m tùy theo độ dốc và vuông góc với hương dốc. Các rảnh này đươc nồi với nhau bằng hệ thồng ồng hoặc máng bê- tông. Các máng bê-tông không nên bố trí thẳng hàng từ trên dốc xuống. Phần cuối cùng nên đổ ra suối hay bãi đất có thảm thực vật che phủ.
- Trồng cây chắn gió:
Dọc theo trục đường chính và các đường nhánh trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Những cây che bóng, cây chắn gió cần được trồng trước cây dứa khoảng 6 tháng đến 1 năm. <xem thêm>
- Mật độ và cách trồng:
Nên bố trí trồng cây theo hàng kép đôi để thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc.
Cách trồng: Chồi giống phải được lựa chọn đồng nhất về chủng loại, kích cở, trọng lượng cho từng lô. Trước khi trồng nên xử lý chồi bằng cách nhúng vào dung dịch thuôc trừ sâu và trừ nấm theo nồng độ khuyến cáo rồi để khô ráo trước khi trồng. Khoảng cách trồng phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Căng dây thành hàng trên luống trồng theo khoảng cách đã định sẳn. Dùng thuổng cầm tay chọc lổ trồng trên hàng theo khoảng cách đã bố trí , đặt gốc chồi dứa sâu khoảng 4-5 cm, nén đất xung quanh giữ chồi thẳng đứng trong thời gian cây chưa bén rễ. Tránh gây bắn đất vào nõn chồi và không nên trồng quá sâu dễ gây thối. <xem thêm>
- Hướng dẫn cách chọn giống trồng cây khóm:
Chọn giống trồng cây khóm:
Nhóm dứa Queen (Khóm Bến Lức, Khóm Kiên Giang…): rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cữu Long, dễ canh tác, thích nghi với các điều kiện khí hậu đất đai có pH thấp thuộc vùng phèn ở ĐBSCL, chống chịu hạn tốt. Đây là giống có chất lượng ngon, trọng lượng trái trung bình 1-1,2kg rất phù hợp cho tiêu thụ trái tươi.
Nhóm dứa Cayenne (Giống thơm Đà Lạt, giống Cayenne Trung Quốc, giống Cayenne Thái Lan…) : có năng suất cao, quả to trung bình 2-2,5kg, dạng hình trụ thích hợp làm nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Tuy nhiên, giống này được xem chỉ phát triển tốt trên đất có pH trung tính và có sự đầu tư thâm canh cao. <xem thêm>
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm:
Thời vụ trồng cây khóm
Các vùng dứa khu vực miền Trung: có thể trồng vào tháng 9-10.
Các vùng dứa phía Nam có thể trồng được quanh năm, 2 thời điểm xuống giống tốt nhất là tháng 6-7 và tháng 10-11. <xem thêm>
Chuẩn bị đất trồng cây khóm
Chuẩn bị đất 2 tháng trước khi trồng. Đất được cày xới sâu 30cm, cào nhặt kỹ gốc cỏ. Trước khi trồng một tháng tiến hành san bằng mặt đất , đánh luống trồng kết hợp bón lót lân + vôi + kali + thuốc sát trùng trừ kiến, rệp sáp. Luống trồng cao 20-30cm, rộng 90-100cm, giửa hai luống cách nhau 40-50cm. Tưới đẫm và phun thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm 2-3 tuần trước khi trồng.
Tủ gốc giữ ẩm
Sau khi chuẩn bị đất, tiến hành phủ đất bằng xác bã thực vật… nhằm giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại đồng thời tránh đất bắn vào nõn cây sau mỗi cơn mưa hoặc tưới. Màng phủ ni-lon có thể được áp dụng ở những nơI thiếu nước tưới và có khả năng đầu tư. Tiêu chuẩn cải tạo đất trồng dứa sau mỗi chu kỳ là 3-4 năm. <xem thêm>
Tỉa chồi, cắt lá định chồi
Tỉa chồi: áp dụng đối với chồi cuống. – Chồi cuống hình thành xung quanh đáy quả, có thể dùng tay tách nhẹ theo chiều từ trên xuống và được thực hiện vào giai đoạn các mắt dứa ở đáy trái bắt đầu phát triển.
Cắt lá, định vị chồi: Sau khi thu hoạch vụ dứa tơ, kết hợp cắt bớt lá già cách gốc 20-25cm. Chỉ để lại một chồi bên (chồi nách) gần mặt đất nhất và mọc hướng vào bên trong hàng kép. <xem thêm>
Tưới nước và quản lý ẩm độ cho cây
Vùng trồng dứa ở các tỉnh phía Nam thường thiếu nước xảy ra từ tháng 11 đến tháng 5. Vùng trồng dứa ở miền Trung do lượng mưa thấp, lượng bốc hơi cao, nắng gắt và gió nóng Tây Nam gây thiếu nước vào các tháng 6-7-8.
Vào các thời điểm này cần tưới nước cho cây định kỳ 3 lần/ tháng. Lượng nước tưới mỗi lần tương đương với lượng mưa 30-40mm, áp dụng phương pháp tưới phun hoặc tưới thấm sao cho nước thấm sâu, không gây rữa trôi đất mặt. Quản lý ẩm độ đất bằng cách tủ gốc cho cây dứa, có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp hay nguồn vật liệu tại chổ như: rơm rạ, năng… kết hợp xới đất và vun gốc. <xem thêm>
Kỹ thuật bón phân cho cây khóm
Các dạng phân được sử dụng
Đạm: sử dụng dưới dạng phân urea hoặc hổn hợp NPK.
Lân: thông thường dùng super lân, đặc biệt đối với những vùng đồi cao đất bị chua hay trên đất thấp nhiễm phèn nên dùng phân lân Văn Điển.
Kali: có thể dùng phân K2SO4, KNO3.
Tránh sử dụng các dạng phân bón có chứa cờ-lo. <xem thêm>
Liều lượng phân bón:
Liều lượng phân bón nên được các cơ quan chuyên môn hướng dẫn trên cơ sở phân tích và đánh giá tình trạng dinh dưỡng đất.
Liều lượng phân bón thay đổi tùy theo độ phì và đặc tính của đất nhưng phải tuân thủ yêu cầu lượng ka-li luôn cao hơn gấp 2-2,5 lần lượng đạm. Vùng đất cát cần được bón nhiều phân hơn đất đỏ ba-zan và đất phù sa, vùng đất chua phèn ở đbscl cần nhiều lân hơn các vùng đất khác Tuy nhiên, có thể bón theo công thức tổng quát là 5-6g đạm +4g lân + 10-12g kali/cây/vụ tương đương với 10-12 g urea + 22g super lân + 20-24g sun-phát ka li /cây/vụ.
Cách bón
Nguyên tắc bón phân:
Khi bón lót trước khi trồng phải đảm bảo phân được rải đều trên mặt đất.
Lượng phân bón còn lại phải được chia làm 5-6 lần bón.
Bón phân dạng hạt trực tiếp vào nách lá già của từng cây hoặc phun phân bón qua lá dưới dạng dung dịch.
Bón hết lượng phân đạm và lân trể nhất là một tháng trước khi xử lý ra hoa.
Tránh sử dụng các loại phân có chứa cờ-lo. <xem thêm>
Bón lót: Trước khi trồng 3-4 ngày bón 25% tổng lượng phân đạm, 60% tổng lượng lânvà 50% tổng lượng phân kali của cả năm. đối với những vùng đất thấp nhiễm phèn cần bổ sung thêm 1-1,2 tấn vôi/ ha.
Bón cơ bản: trong khoảng thời gian 2- 8 tháng sau khi trồng bón hết lượng đạm, lân và 25% lượng ka li còn lại, chia đều làm bón phân 3-4 lần bón. Tưới ướt cây trước khi bón, bón theo từng cây, tập trung vào các lá già gần gốc.
Ngưng bón phân 1,5-2 tháng trước khi xử lý ra hoa.
Bón nuôi quả: Chia lượng phân ka li còn lại làm 2 lần, bón lúc 1 và 2 tháng sau khi hoa nở. <xem thêm>
- Diệt cỏ
Dùng thuốc hoá học: sử dụng Diuron 2-3kg/ha, lượng nước phun thuốc thường 1000-3000 lít. Dung dịch thuốc phun trải đều trên bề mặt đất.
Có thể dùng máy cắt cỏ.
Biện pháp canh tác: Mặt líp trồng cần cày xới chôn vùi gốc cỏ, đất được phơi nắng ít nhất 1-2 tháng. Trước khi trồng bề mặt líp được phủ kín bằng rơm, xác bã thực vật, hoặc mũ bạt nilon. đối với vùng dứa miền Trung và các tỉnh phía Nam, bức xạ mặt trời tốt nên trồng đúng mật độ để hạn chế cỏ dại mọc chen vào giữa. <xem thêm>
- Xử lý ra hoa
Sự ra hoa của cây dứa phụ thuộc vào kích thước và mức phát triển của cây, dứa Cayenne có tổng số lá trên 40 và chiều dài lá D khoảng 1 m, nặng 75-90g, dứa Queen có 28-32 lá với lá D khoảng 70cm và nặng khoảng 70g.
Tỉ lệ phần trăm (%) ra hoa sẽ thấp nếu nhiệt độ vượt quá 30o C, tốt nhất là nên xử lý vào ban đêm hoặc sáng sớm.
Ngưng bón phân 1,5-2 tháng trước khi xử lý, đặc biệt là phân đạm. Trường hợp xử lý xong gặp mưa to, thì phải xử lý lại. <xem thêm>
Giống dứa | Hóa chất | Nồng độ sử dụng | Số lần,cách xử lý | Điều kiện xử lý |
Cayenne | Ethephon48% + Urea (Nước lạnh 10-120 C) | 500ppm+ 2% | Xử lý 2 lần (cách nhau 2-3 ngày), rót vào tim đọt 50-60 ml | Tưới nước 2-3 ngày trước khi xử lý ra hoa |
CaC2 (Nước lạnh 10-120C) | 2% | Xử lý 2 lần (cách nhau 2-3 ngày), rót vào tim đọt 50-60 ml | Tưới nước 2-3 ngày trước khi xử lý ra hoa | |
Queen | CaC2(khí đá) | 1,5% | Xử lý 1 lần, rót vào tim đọt 50-60 ml |
- Chống cháy nắng trên quả :
Giai đoạn quả phát triển gặp ánh sáng có bức xạ quá cao vỏ quả sẽ bị cháy vàng trước khi quả chín, nên bố trí trong lô dứa hàng cây phân xanh thân gỗ che bóng kết hợp sử dụng cỏ khô, rơm, năng… đậy trên chồi ngọn đối với nhóm dứa Queen. Lá của dứa Cayenne khá dài nên có thể kéo nhiều lá lên trên đỉnh quả dùng dây buộc túm lại. <xem thêm>
- Chu kỳ trồng mới
Cần nên duy trì chu kỳ kinh tế 2- 3 vụ: một vụ tơ, một đến hai vụ gốc.
- Hướng dẫn cách thu hoạch và bảo quản cây khóm
Thời gian chín của quả dứa rất nhanh, khi gặp nhiệt độ cao hay có mưa rào lớn quá rất dễ bị thối. Nên qui hoạch chia diện tích trồng thành nhiều vùng và trồng từng đợt để xử lý ra hoa ở các thời điểm khác nhau, hạn chế hao hụt sản phẩm.
Thu koạch cho mục đích ăn tươi và xuất khẩu tươi: Thời gian thu hoạch quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt và một 1-2 mắt ở gần cuống có màu vàng.
Dùng để chế biến cho công nghiệp: thường được thu hoạch lúc quả chưa tới độ chín hoàn toàn, khoảng 100 ngày sau khi nở hoa đối với dứa Queen và 105 – 110 ngày sau khi nở hoa đối với dứa Cayenne. Dụng cụ thu hoạch, bảo quản phải sạch, tránh gây tổn thương trên vỏ qua trong quá trình thu hái và vận chuyển. Quả nên được vận chuyển đến nhà máy chế biến hay các chợ tiêu thụ, bến cảng…trong vòng 24-48 giờ. <xem thêm>
Tình hình sâu bệnh hại trên cây dứa và biện pháp phòng trừ
- Sâu hại
- Bọ cánh cứng
Tên khoa học: (Antitrogus sp.)
Triệu chứng gây hại của bọ cánh cứng Antitrogus sp.
Sâu non cắn rễ tạo thành các vết thương làm cho rễ hoạt động kém, không cung cấp đủ nước và chất khoáng cho cây . Đáng chú ý là từ các vết thương do sâu gây ra, một số loài tuyến trùng và một số loài nấm gây bệnh xâm nhập gây hại cho cây. Đặc biệt trong số này có nấm Thielaviopsis paradoxa xâm nhập và gây ra bệnh thối trái, thối gốc chồi làm cho vườn dứa tàn lụi nhanh chóng. <xem thêm>
Biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng Antitrogus sp.
Nên xử lý đất trước khi trồng dứa thường xuyên, rải thuốc ngừa bọ cánh cứng bằng các loại thuốc dạng hạt như Regent, Basudin 10 H hoặc dùng thuốc nước tưới gốc cây như Pyrinex 20EC, Fenbis 25EC. Oncol 20EC. Tưới thuốc Oncol 20EC hoặc rải thuốc Lorsban 15G vào gốc dứa.
Luân canh dứa với các loại cây trồng. Thời gian trồng dứa trở lại 2 – 3 năm.
Cày bừa kỹ, thu dọn sạch tàn dư thực vật, phơi khô.
Dùng thuốc để phun trừ sâu trưởng thành. Có thể dùng thuốc Basudin, Sevidol 8G, bón vào chung quanh vùng rễ để diệt sâu non.<xem thêm>
- Nhện đỏ
Tên khoa học: Dolichotetranychus floridanus
Triệu chứng gây hại của nhện đỏ Dolichotetranychus floridanus
Nhện có thể được phát hiện trên đồng ruộng hoặc trên vật liệu cây giống bằng cách nhổ cây lên, bóc những lá già ra khỏi gốc cây thấy các vết lõm màu nâu ở phần mô trắng của gốc lá.
Nhện đầu tiên chích hút và gây hại trên phần mô trắng tại gốc của lá, ở đó chúng gây hiện tượng mất nước và tạo thành những đốm màu nâu hoặc nâu đen.
Cây dứa bị nhện hại sinh trưởng kém, còi cọc, phiến lá nhỏ hơn, ngắn hơn cây bình thường. Lá cây bị biến màu và có màu vàng trắng xen lẫn với những đốm màu xanh ở phần đầu chóp lá. Cây bị hại nặng toàn bộ lá có màu vàng trắng, cây không phát triển quả hoặc quả rất nhỏ. <xem thêm>
Biện pháp phòng trừ nhện đỏ Dolichotetranychus floridanus
Kiểm tra hom giống trước khi trồng, nếu phát hiện thấy có nhện thì cần thiết phải xử lý hom giống hoặc phun thuốc trừ nhện trước khi thu hoạch hom giống.
Mức độ gây hại của nhện biến đổi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khi trồng. Nếu điều kiện khô hạn kéo dài sau trồng, phải tiến hành điều tra phát hiện, thấy có nhện trên đồng ruộng cần phun thuốc để trừ nhện. <xem thêm>
- Tuyến trùng
Tên khoa học: Pratylenchulus brachyurus
Triệu chứng gây hại của tuyến trùng
Tuyến trùng chích hút làm sưng rễ hoặc làm rễ bị thối đên, cây sinh trưởng chậm, yếu ớt. Lá bị úa đỏ, năng suất và phẩm chất trái đều giảm. Ngoài ra, vết chích hút ở rễ còn giúp đường cho các loại nấm, vi khuẩn khác xâm nhập và phá hoại rễ. <xem thêm>
Pratylenchulus brachyurus: Khi bị tấn công, rễ dứa có ít hoặc không có lông hút, vết thương bị hoại tử xuất hiện ở trên lá.
Biện pháp phòng trừ tuyến trùng
Luân canh dứa với các loại cây trồng hàng rộng (sắn, đậu đỗ, mía,…).
Làm đất kỹ, thu dọn tàn dư thực vật, đất được phơi nắng trước khi trồng ít nhất một tháng.
Thuốc chung quanh các gốc dứa bị tuyến trùng gây hại.
Có thể dùng các loại thuốc trừ tuyến trùng như: Nemagon (DBCP) và Dichloro propane (DD) ở giai đoạn 1 ngày trước khi trồng, tiêm 25 lít DBCP/ha ở độ sâu 20cm và 400 lít DD/ha ở độ sâu 30cm. Khoảng 4 tháng sau khi trồng tiêm 15 lít DBCP/ha ở độ sâu 20cm. Ngoài ra, có thể rải Furadan 30kg/ha.<xem thêm>
- Kiến
Tên khoa học: Pheidole, Solenopsis, Camponotus
Triệu chứng gây hại
Có nhiều loài kiến sống kết hợp với rệp như Pheidole, Solenopsis và Camponotus do rệp sáp thường tiết ra chất thải hơi dính như mật ong. <xem thêm>
Mà rệp sáp hại dứa được xác định là môi giới truyền virus gây bệnh héo vàng – đỏ lá dứa (bệnh wilt) là bệnh virus, là nguyên nhân làm lây lan bệnh héo vàng – đỏ cây dứa (bệnh wilt) trên đồng ruộng. Kiến không gây hại trực tiếp trên dứa, nhưng mang rệp sáp phát tán khắp nơi làm bệnh lây lan. <xem thêm>
Biện pháp phòng trừ kiến hại
Nên dùng thuốc xua đuổi hơn là tiêu diệt kiến. Có thể sử dụng Hàn the (borac, natri tetraborat, được xem là thuốc trừ sâu thiên nhiên) trộn với bơ đậu phộng hoặc mật ong, kiến sẽ mang thức ăn vào tổ cho cả đàn cùng ăn. Như vậy sẽ tiêu diệt cả đàn kiến.
Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Nếu thấ xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regent hạt rải ung quanh gốc để tiêu diệt.
Trường hợp khi mật độ kiến xuất hiện cao thì dùng bã diệt kiến bằng cách sử dụng cơm dừa và mỡ heo xào cho thơm, sau đó trộn thêm đường cát và một ít thuốc Fipronil (Regent 800 WG) hoặc thuốc diệt kiến chuyên dụng Alpha Cypermethrin (Fedonal 10SC),… Bã được cho vào túi vải nhỏ và treo vào cây có nhiều kiến. Khi treo cần tránh ánh nắng mặt trời và nước mưa ngấm vào bã. Hoặc có thể đặt bã trực tiếp (không bỏ vào túi vải) ở các vị trí đường đi của kiến.<xem thêm>
- Mối
Tên khoa học: Isoptera
Biện pháp phòng trừ mối hại
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm các tổ mối.
Không lấp rác, cỏ tươi xuống hố trồng.
Tủ rác giữ ẩm phải xa gốc cây.
Làm cỏ không gây vết thương cổ rễ.
Phòng trừ sâu bệnh hại triệt để trên thân cây.
Cần vệ sinh ruộng trước khi trồng, dọn sạch cành, lá khô, vì cành, lá khô là thức ăn của mối, nhử mối đến.
Phá bỏ tổ mối khi làm đất trồng, phá bỏ các đường đi của mối trên cây, trên trụ gỗ.
Có thể tiến hành làm hố bẫy mối diệt trừ tận gốc như cách làm đối với trong vườn ươm. Khoảng – 1.000m2 vườn rừng đào một hố.
Dò tìm tổ mối, dùng thuốc diệt mối tận gốc phun trực tiếp vào tổ để trừ mối chúa. Nên sử dụng thuốc trừ mối sinh học.
Biện pháp trừ mối Dùng các thuốc nước để phun: Confidor 100SL, Admire 0.50 EC (Imidacloprid) Vibasu 40ND, Diaphos 50EC (Diazinon) Dùng các thuốc hạt để rắc vào đất: Basudin 5G, Basudin 10G, Diaphos 10H (Diazinon).<xem them>
- Bệnh hại
- Thối đọt, thối rễ
Tên khoa học: Pseudomonas ananas, Phytophthora sp.
Tác nhân gây bệnh thối đọt, thối rễ (do vi khuẩn Pseudomonas ananas và nấm Phytophthora sp.)
Do vi khuẩn Pseudomonas ananas.
Nấm Phytophthora nicotianae và Phytophthora cinamomi.
Hàng năm, bệnh bắt đầu xuất hiện gây hại từ tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 4 đầu tháng năm sau. Thời kỳ bệnh gây hại mạnh nhất trong khoảng tháng 1 đến tháng 3. Bệnh xuất hiện gây hại trong điều kiện nhiệt độ không khí từ 15 – 22oC, ẩm độ không khí trên 80%, kèm theo mưa phùn và sương mù.
Những vườn dứa bón phân không cân đối, nhất là bón nhiều phân đạm dễ bị nhiễm bệnh và bị bệnh gây hại nặng. Nếu bón phân N, P, K, Ca, g và phun bổ sung Bo, Zn thì dứa ít bị nhiễm bệnh hoặc bệnh gây hại nhẹ.
Những vườn dứa dùng đất đèn xử lý ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 năm sau dễ bị nhiễm bệnh và bệnh gây hại rất nặng. Trong thời gian này, nếu cần xử lý ra hoa nên dùng chất Ethrel.
Nguồn bệnh có thể lưu tồn trên đồng ruộng, trong đất trồng dứa đến 6 tháng và lưu từ năm này qua năm khác trên các phần thân chồi dứa chưa bị phân hủy. <xem thêm>
Triệu chứng gây hại của bệnh thối đọt, thối rễ (do vi khuẩn Pseudomonas ananas và nấm Phytophthora sp.)
Bệnh thối đọt thường xảy ra trên lá non. Lá mất tính trương nước và cong, sau đó héo khô và có màu đỏ vàng hay nâu.
Bệnh thường bắt đầu từ tim hoa thị của cây, nguồn bệnh vào nõn cây có thể theo nguồn nước chảy tràn, nước mưa bắn đất vào trong nõn mang theo nguồn vi si nh vật gây bệnh.
Lúc đầu, phần gốc lá nõn thối có màu trắng đục, chuyển dần sang màu vàng nâu nhạt. Ranh giới mô bệnh và mô khỏe là một đường viền màu nâu đậm rõ rệt.
Bộ phận bị thối nhầy ướt, có mùi hôi khó chịu. Cầm tay rút nhẹ bộ phận nõn rời ra rõ ràng. <xem thêm>
Trường hợp bệnh xảy ra trên rễ, triệu chứng đầu tiên là lá chuyển sang màu vàng và nâu, rồi lan dần vào thân dứa. Sau đó, lá sẽ cong và khô ở phần ngọn. Cây dứa được nhổ lên dễ dàng bởi vì phần rễ đã bị thối.
Ngoài ra, nấm bệnh còn làm rễ bị thối đen, thường thấy ở các chân đất thấp thoát thủy kém. Sự nhiễm bệnh xảy ra ít nhất một tháng trước khi xuất hiện triệu chứng. Cây non dễ nhiễm hơn những cây trưởng thành.
Bệnh xuất hiện gây hại ở các tỉnh
trồng dứa ở miền Bắc và miền Trung, chưa thấy bệnh gây hại ở các tỉnh trồng dứa phía Nam.
Trong các giống dứa thương mại, giống Na hoa mẫn cảm nhất rồi đến giống Cayenne, cuối cùng là dứa hoa Phú Thọ có tỷ lệ nhiễm bệnh ở mức độ trung bình.<xem thêm>
Biện pháp phòng trừ bệnh thối đọt, thối rễ (do vi khuẩn Pseudomonas ananas và nấm Phytophthora sp.)
Đất trồng dứa phải thoát thủy tốt.
Phải làm đất kỹ, vệ sinh và tiêu hủy hết toàn bộ thân lá cây dứa chu kỳ trước, san phẳng bề mặt ruộng tránh tạo ra các khu hợp thủy, đọng nước khi có mưa.
Trồng chồi thân vì có tính kháng bệnh cao hơn chồi cuống.
Chồi giống dứa trồng chỉ được lấy ở các khu vực không bị bệnh gây hại, trước khi trồng cần được xử lí bằng ngâm chồi trong thuốc gốc đồng như: Bordeaux, Coper Zinc hoặc Alillet 0,2% trong 5 phút.
Bón đầy đủ và cân đối phân bón, bổ sung thêm vi lượng.
Tránh vun gốc hoặc làm cỏ trong mùa mưa vì sẽ làm văng các bào tử lên cây. Luân canh với các loại cây trồng cạn. <xem thêm>
- Thối trái, thối gốc, thối chồi
Tên khoa học: Thielaviopsis paradoxa
Nguyên nhân gây bệnh gây bệnh thối trái, thối gốc chồi Thielaviopsis paradoxa trên cây dứa
Do nấm Thielaviopsis paradoxa gây ra.
Nấm xâm nhiễm qua các vết bầm giập ở trái khi thu hoạch hay chuyên chở, từ vết cắt ở cuống trái hay chồi hoặc do các lá va chạm nhau. Nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển là từ 24 – 27oC và ẩm độ cao (trên 90%).
Bệnh phát sinh gây hại trong các tháng thời tiết nóng oi bức, có mưa nhiều, ẩm độ cao từ tháng đến tháng 9. Thời gian này nếu tách chồi, bó chồi và xếp đống thân chồi bị thối hàng loạt.
Quả thu hoạch gây xây xát và để dính đất, xếp đống thì chỉ sau 2 – 3 ngày sẽ thấy nhiều quả bị thối chảy nước.
Cây dứa do gió mạnh hoặc mưa đá làm lá bị xát tổn thương, nấm bệnh xâm nhiễm gây hại làm lá có nhiều vết đốm trắng trên phiến lá.
Các giống dứa có bản lá rộng, mỏng và mềm dễ bị nhiễm bệnh hơn các giống dứa có phiến lá nhỏ, dà và cứng. <xem thêm>
Triệu chứng gây hại của bệnh thối trái, thối gốc chồi Thielaviopsis paradoxa trên cây dứa
Bệnh xảy ra trên thân chồi, lá hay quả.
Trên thân chồi: Bệnh gây thối đen thân chồi, nấm bệnh thâm nhập vào thân chồi dứa qua vết thương khi tách chồi và trong quá trình bảo quản, vận chuyển chồi giống từ nơi này qua nơi khác. Vết bệnh lúc đầu là các chấm màu vàng, phát triển lan rộng dần làm thối toàn bộ thân chồi hay gốc chồi giống, vết thối chuyển thành màu đen.
Trên lá: Nấm bệnh nấm thâm nhập vào lá qua vết thương trên lá, vết bệnh có dạng hình tròn hoặc hơi tròn, đường kính vết bệnh khoảng 0,5 – 1cm, màu trắng nhờ, hơi lõm. Trên lá thường có một vài vết đến vài chục vết, những vết bệnh nằm gần nhau liên kết lại thành vết lớn hơn có đường kính tới vài centimet.
Trên quả: Nấm bệnh xâm nhập vào quả thời kỳ quả mới hình thành thông qua nhị hoa của quả đơn khô đi và thời kỳ quả chín thông qua vết thương do côn trùng, vết cắt khi thu hoạch quả ha do các nguyên nhân khác. Trái có đốm úng hình nón, chuyển dần sang màu vàng rồi đen và thối rất nhanh.
Nấm ăn sâu vào trong thịt quả gây thối từng đám hoặc toàn bộ quả làm cho quả nhũn mềm, chảy nước, các mô thịt quả rời rã ra từng phần, vết thối lúc đầu có màu nâu xám sau chuyển thành màu đen. <xem thêm>
Biện pháp phòng trừ bệnh thối trái, thối gốc chồi Thielaviopsis paradoxa trên cây dứa
Tiêu hủy các cây bị nhiễm bệnh.
Nên trồng chồi sạch bệnh. Xử lý chồi trước khi trồng bằng thuốc gốc đồng như Bordeaux, Copper Zinc,…
Chồi giống sau khi tách khỏi cây mẹ, bó thành bó và dựng ngược dưới nắng để nhanh khô vết thương ở gốc chồi.
Không chất đống chồi lên nhau trong thời gian dài trước khi trồng. Không lấy chồi giống vào các ngày mưa nóng.
Sát trùng dụng cụ thu hoạch. Nhúng mặt cắt cuống trái hoặc cả trái vào dung dịch Benzoic acid 10% hay Sodium salicilamit 1%.
Thu hoạch nhẹ nhàng tránh làm xây sát trái, tránh bầm giập vết cắt ở cuống trái (cần chừa cuống trái dài để có thể cắt ngắn khi bán, tạo mặt cắt tươi ở cuống).
Không tổ chức thu hái quả vào những lúc mưa trong mùa hè. Không để đất bám dính vào quả nhất là vào vết cắt trên cuống quả.
Sau thu hoạch quả không nên để dứa thành các đống lớn, xếp và vận chuyển cần nhẹ nhàng, nhất là đối với quả dứa cayene.
Khi vận chuyển dứa đi xa, thời gian dài từ 2 – 3 ngày cần nhúng quả vào dung dịch Benomyl trong vòng giờ tính từ lúc hái (pha 4 gr thuốc Benomyl trong 100 lít nước).<xem thêm>
- Thối nhũng trái
Tên khoa học: Erwinia carotovora
Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trái do vi khuẩn Erwinia carotovora
Do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.
Triệu chứng gây hại của bệnh thối nhũn trái do vi khuẩn Erwinia carotovora
Bệnh thường xuất hiện khi tồn trữ trái trong các kho vựa hoặc trên các trái chín ngoài đồng. Bệnh gây thối rất nhanh, trong vòng 24 giờ có thể làm thối toàn trái.
Bên trong thịt trái có những lỗ hổng to, thịt rời rạc trong khi vỏ bên ngoài vẫn bình thường. Bệnh phá hoại nặng trong mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ bệnh thối nhũn trái do vi khuẩn Erwinia carotovora
Loại bỏ ngay các trái bệnh để tránh lây lan. Thu hoạch và vận chuyển tránh làm xây xát.
Kho chứa phải thoáng mát, không chất dứa thành đống.<xem thêm>
- Khô nâu mắt trái
Tên khoa học: Erwinia ananas
Nguyên nhân gây bệnh khô nâu mắt trái do vi khuẩn Erwinia ananas
Do vi khuẩn Erwinia ananas gây ra.
Vi khuẩn xâm nhập vào trái ở giai đoạn ra hoa, thường xuất hiện trong các tháng có nhiệt độ và ẩm độ không khí cao (cuối mùa khô).
Triệu chứng gây hại của bệnh khô nâu mắt trái do vi khuẩn Erwinia ananas
Bệnh xảy ra trên mắt trái. Vết bệnh có màu rỉ sắt nhạt hay sậm, đôi khi có màu đen. Các mô xung quanh vùng bệnh thì cứng lại.
Có thể có nhiều mắt trái bị bệnh trên trái, khi cắt trái ra thấy có những đốm nâu sẫm xen kẻ trên nền thịt trái vàng.
Bệnh làm giảm sút phẩm chất trái quan trọng.
Biện pháp phòng trừ bệnh thối nhũn trái do vi khuẩn Erwinia carotovora
Bố trí vụ thu hoạch vào trước cuối mùa khô.<xem thêm>
- Héo khô đầu lá
Tên khoa học: virus Wilt
Triệu chứng gây hại của bệnh héo khô đầu lá virus Wilt
Diễn biến của triệu chứng trên toàn bộ lá có thể chia ra làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trước tiên các lá già đỏ dần lên, sau đó rìa phiến lá cuốn lại về phía mặt dưới lá, đầu lá cong xuống đất.
Giai đoạn 2: Lá không trương nước nữa và chuyển qua màu hồng vàng, các đầu lá chuyển sang màu nâu và khô dần.
Giai đoạn 3: Các lá mọc từ giữa thân lá lần lượt cong xuống, mép lá vàng ra, các lá còn lại chuyển sang màu hồng tía, đầu lá cuốn lại.
Giai đoạn 4: Các đầu lá còn lại cuối cùng cuốn lại và héo khô. Thời gian từ khi bị nhiễm đến lúc xuất hiện triệu chứng thay đổi theo tuổi cây.
Trung bình từ 2 – 3 tháng đối với cây bị nhiễm ở giai đoạn 5 tháng sau khi trồng và 4 – tháng đối với cây bị nhiễm ở giai đoạn 9 tháng sau khi trồng.
Khi bị nhiễm triệu chứng héo, cây vẫn có thể ra hoa, phát triển trái nhưng trái nhỏ và thường chín héo, phẩm chất kém tháng và nặng hơn trong mùa gốc.
Trên các vùng trồng dứa ở đồng bằng sông Cửu Long, triệu chứng héo thường xảy ra nặng trong mùa nắng (từ tháng 12 dương lịch trở đi). Dứa vụ gốc thường bị nặng hơn dứa vụ tơ. Nhóm Cayenne bị nhiễm nặng hơn nhóm Queen. <xem thêm>
Biện pháp phòng trừ bệnh héo khô đầu lá virus Wilt
Nên tiến hành phun thuốc khi phát hiện có khoảng < 10 con cái và một số ấu trùng trên cây. Sử dụng các loại thuốc lưu dẫn như zodrin, Bi, Ho tathion, Supracide,… nồng độ 0,2%, phun định kỳ mỗi tháng một lần. Kết hợp bón thêm lân, tưới đủ nước.
Chọn chồi giống từ cây mẹ khoẻ mạnh không có Rệp sáp và có thể xử lý chồi giống trước khi trồng bằng dung dịch azodrin 0,2% . Các tài liệu hiện nay cho biết, nhóm dứa Tây Ban Nha có khả năng kháng được triệu chứng héo khô đầu lá.
Diệt trừ kiến bằng cách rải Basudin hay Furadan để tránh lây lan. Làm sạch cỏ trong ruộng (như cỏ tranh, cỏ bàng, cỏ ống,…).
Sau thu hoạch nên cắt bớt lá trên cây để tránh tạo điều kiện nóng ẩm giúp Rệp sáp phát triển ở mùa tiếp theo. Trường hợp nặng, nên tiêu hủy cây bị nhiễm vì việc trị thường không có hiệu quả kinh tế.
Trong điều kiện thâm canh, nên có kế hoạch phun thuốc định kỳ (4-5 lần trong suốt chu kỳ inh trưởng của cây), chú ý lần phun cuối cùng trùng vào cuối mùa mưa để hạn chế Rệp sáp phát triển mạnh trong mùa khô tiếp theo. <xem thêm>
- Thối đen
Tên khoa học: Cerastomella paradoxa
Nguyên nhân gây bệnh thối đen do nấm Cerastomella paradoxa trên quả dứa
Bệnh do loại nấm Cerastomella Paradoxa.
Triệu chứng gây hại của bệnh thối đen do nấm Cerastomella paradoxa trên dứa
Loại bệnh này có thể gặp cả trên chuối, mía. Bệnh có thể bắt đầu từ ngoài ruộng, phát triển mạnh trong quá trình vận chuyển, có thể dẫn tới mất mát đến 25%. Điều kiện để bệnh phát triển tốt nhất là ở nhiệt độ 21 – 32oC và độ ẩm cao.
Biện pháp phòng trừ bệnh thối đen do nấm Cerastomella paradoxa trên quả dứa
Có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách phun lên quả mới hái dung dịch Axít Benzoic trong cồn, sau đó đem đi bảo quản lạnh.<xem thêm>
- Nấm xám
Tên khoa học: Fusarium guttiforme
Nguyên nhân gây bệnh nấm xám Fusarium guttiforme trên cây dứa
Bệnh do nấm Fusarium guttiforme gây hại
Triệu chứng gây hại của bệnh nấm xám Fusarium guttiforme trên cây dứa
Bệnh ảnh hưởng tất cả các bộ phận của cây dứa, biểu hiện rõ nhất trên trái.
Giai đoạn đầu tiên của bệnh rất khó phát hiện. Thoạt đầu dưới lớp vỏ dứa xuất hiện những vết bầm có màu xám nhạt đến sẫm. Bệnh lan dần ra cả quả. Thân dứa bị cong do phần thân bị bong vỏ và chết.
Những giống dứa có lá thô nhiễm bệnh nhiều hơn những giống có lá mịn.
Bệnh ảnh hưởng đến sự ra hoa và quả, xuất hiện chủ yếu thông qua vết thương do côn trùng.
Biện pháp phòng trừ bệnh nấm xám Fusarium guttiforme trên cây dứa
Sử dụng thuốc trừ nấm và côn trùng trong giai đoạn mới ra hoa.<xem thêm>
- Bệnh luộc lá
Nguyên nhân gây bệnh luộc lá
Do thời tiết thay đổi nhiệt độ hạ thấp đột ngột dưới 16oC, do sự thiếu hụt Mg và sự mất cân bằng về các nguyên tố đa lượng và vi lượng.
Triệu chứng gây hại của bệnh luộc lá
Là bệnh do sinh lý cây trồng không thích ứng với điều kiện hiện tại. Khi nhiệt độ không khí dưới 15oC và kéo dài thì bệnh xuất hiện.
Đặc điểm: Lá bị mất diệp lục chuyển từ màu xanh sang màu trắng nhạt như bị luộc trong nước sôi.
Sau đó, chóp lá dứa bị tóp lại và cong xuống.
Biện pháp phòng trừ bệnh luộc lá
Bón phân cân đối, tăng lượng Mg, vun gốc, tủ ẩm chống rét cho cây. Chỉ cần bón đạm, lân và kali cân đối kết hợp với Mg và Ca theo tỷ lệ N:P:K:Mg:Ca = 8:4:12:4:3g/cây là có thể làm giảm bệnh rất đáng kể.<xem thêm>
Tài liệu tham khảo
Cẩm nang cây trồng, Cây dứa (thơm). Truy cập ngày 16/8/2024, từ http://camnangcaytrong.com/cay-dua-thom-khom-cd24.html
VNBusiness sine 1993 (2024), Cây khóm bén rễ đất Long An, nông dân bắt tay xây dựng vùng chuyên canh kiếm bộn tiền. Truy cập ngày 16/8/82024, từ https://vnbusiness.vn/mo-hinh/cay-khom-ben-re-d-=[psaaaaaaaaaaaawcfat-long-an-nong-dan-bat-tay-xay-dung-vung-chuyen-canh-kiem-bon-tien-1099909.html
Đài phát thanh truyền hình Long An (2023), Nâng cao giá trị kinh tế cho khóm Tân Phước. Truy cập ngày 16/8/2024, từ https://la34.com.vn/nang-cao-gia-tri-kinh-te-cho-khom-tan-phuoc-110837.html
Báo điện tử đài Tiếng nói Việt Nam (2023), Cây khóm “chinh phục” vùng Đồng Tháp Mười. Truy cập ngày 16/8/2024, từ https://vov.vn/kinh-te/cay-khom-chinh-phuc-vung-dong-thap-muoi-post1029929.vov
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2013). Nâng cao chất lượng cây dứa Việt Nam. Truy cập ngày 16/8/2024, từ https://dangcongsan.vn/chung-suc-xay-dung-nong-thon-moi/tin-tuc-su-kien/nang-cao-chat-luong-cay-dua-viet-nam-192202.html
Nông nghiệp Việt Nam (2024), Dứa Sri Lanka được xuất khẩu sang Trung Quốc, đâu là cơ hội của Việt Nam?, Truy cập ngày 16/8/2024, từ https://nongnghiep.vn/dua-sri-lanka-duoc-xuat-khau-sang-trung-quoc-dau-la-co-hoi-cua-viet-nam-d385674.html
Cổng thông tin điện tử Cà Mau (2018), Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa). Truy cập ngày 16/8/2024, từ https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath%3A/camaulibrary/camauofsite/trangchu/thamluannghiencuu/khoahockythuat/scfgt
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.