Giới thiệu về cây đậu xanh
Giới thiệu về cây đậu xanh
Cây đậu xanh có thên khoa học là Vigna radiata là một loại cây thuộc họ đậu, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng trên thế giới do khả năng thích ứng với nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau. Đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ từ 65 đến 70 ngày, và có thể canh tác trong nhiều vụ mùa khác nhau như Hè Thu, Thu Đông, và Đông Xuân. <xem thêm>
Nguồn gốc xuất xứ và phân bố
Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á , phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng khá quen thuộc ở Châu Á và rất phổ biến ở nước ta. Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Khu vực Đông và Nam Châu Á, cây đậu xanh được trồng nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Miến Điện, Inđônexia; hiện nay đã được phát triển tại một số quốc gia ở vùng ôn đới, ở Châu Úc, lục địa Châu Mỹ.<xem thêm>
Giá trị dinh dưỡng và công dụng
- Giá trị dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu xanh bao gồm: 31 calo, 6,97g Cacbonhidrat, 2,7g chất xơ, 0,22g chất béo, 1,8g chất đạm, 35 mcg vitamin A, 0.141 mg Vitamin B6, 12.2 mg Vitamin C, 14.4 mcg Vitamin K, 33 mcg Axit Folic, 37 mg Canxi, 1, 03 mg Sắt, 25 mg MagiE, 38 mg Phốt pho, 211 mg Kali, 19 mcg Fluorua,… và một số dưỡng chất khác. <xem thêm>
- Công dụng
Chống cao huyết áp
Thường xuyên sử dụng đậu xanh có tác dụng làm giảm chỉ số huyết áp tạm thu. Thực phẩm này cũng góp được biết đến với khả năng làm giãn nở mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời điều hòa thân nhiệt cho cơ thể. Đây chính là một trong những thực phẩm hữu ích nhất cho người bị cao huyết áp. <xem thêm>
Phòng ngừa ung thư
Đậu xanh cung cấp hàm lượng axit amin phong phú. Cơ thể được bổ sung các chất này sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.
Bên cạnh đó, thành phần chất chống oxy hóa dồi dào được tìm thấy trong đậu xanh còn là vũ khí mạnh mẽ để chống lại sự tấn công của các gốc tự do có hại và ngăn chặn tình trạng đột biến ADN ở các tế bào. <xem thêm>
Hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa béo phì
Chứa một lượng lớn chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, đậu xanh mang lại cảm giác no lâu khi sử dụng. Điều này có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác thèm ăn và cắt giảm được lượng thức ăn sử dụng.
Bên cạnh đó, loại hạt này còn cung cấp nhiều protein thực vật. Chất này dễ dàng được hấp thụ và chuyển hóa thành nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể mà không phải lo ngại về tình trạng bị dư thừa calo. Đây chính là lý do vì sao đậu xanh thường được khuyến khích sử dụng trong thực đơn ăn kiêng, giúp hỗ trợ giảm cân cho người bị béo phì. <xem thêm>
Cải thiện sức khỏe xương khớp
Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của xương khớp. Thiếu hụt chất này sẽ khiến cho xương của bạn trở nên giòn hơn, dễ bị loãng xương cùng nhiều vấn đề khác như thoái hóa khớp, viêm khớp.
Bổ sung đậu xanh vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể bạn được cung cấp một lượng canxi đáng kể. Cứ 100g đậu xanh lại cung cấp cho cơ thể khoảng 64mg canxi. Chất này tham gia hình thành lên các tế bào xương mới, giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn. <xem thêm>
Ăn đậu xanh hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón
Đây là công dụng của đậu xanh đối với hệ tiêu hóa được nhiều người biết đến. Nhờ có tính mát và chứa nhiều chất xơ, đậu xanh giúp thúc đẩy tiêu hóa, giữ nước trong ruột, làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thực phẩm này đặc biệt tốt cho người bị táo bón, mắc bệnh trĩ hoặc các vấn đề khác ở đường ruột. <xem thêm>
Nâng cao sức khỏe tim mạch
Không chỉ giúp ổn định huyết áp, đậu xanh còn có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Sử dụng thực phẩm này về mặt lâu dài sẽ giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ.
Đậu xanh giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ<xem thêm>
Ổn định đường huyết
Đậu xanh chính là một thực phẩm lý tưởng cho người có đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường. Các thành phần có trong hạt giúp ổn định hàm lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra. <xem thêm>
Cải thiện chức năng của hệ miễn dịch
Trong đậu xanh chứa hoạt chất phytonutrients cùng nguồn vitamin và khoáng chất phong phú. Chúng giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. <xem thêm>
Tăng cường thị lực
Các hoạt chất lutein và Carotenoid zeaxanthin hoạt động tích cực trong việc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, duy trì tầm nhìn và thị lực. Đây là một trong những công dụng của đậu xanh cho sức khỏe đôi mắt mà những người có thị lực không ổn định hoặc bệnh nhân có vấn đề về mắt không nên bỏ qua. <xem thêm>
Giảm các triệu chứng khó chịu do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra
Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền kinh nguyệt thường phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi, chuột rút cơ bụng… Đậu xanh với hàm lượng B6, folate và magie dồi dào có thể giúp ổn định tâm trạng và hỗ trợ giảm nhẹ các dấu hiệu liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ trung niên. <xem thêm>
Công dụng của đậu xanh với phụ nữ mang thai
Đậu xanh mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho bà bầu cũng như thai nhi. Chứa nhiều Axit folic, loại hạt này có thể giúp đảm bảo cho sự phát triển bình thường của não bộ, hệ hô hấp cũng như tim mạch của em bé trong bụng.
Bên cạnh đó, đậu xanh còn cung cấp nhiều chất sắt và protein cho bà bầu, giúp ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ và tham gia vào quá trình xây dựng lên các tế bào mới của thai nhi, giúp bé phát triển toàn diện và tăng cân đều đặn. <xem thêm>
Giảm axit uric trong máu
Tăng axit uric trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout – một dạng viêm khớp mãn tính có nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đậu xanh với nguồn chất xơ phong phú có thể giúp thải độc, tăng cường chuyển hóa purin, giảm sự tích tụ của axit uric tại khớp, từ đó ngăn ngừa bệnh gout phát triển. <xem thêm>
Giải nhiệt, tiêu độc, trị mụn nhọt
Theo y học cổ truyền, đậu xanh có tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu độc cho cơ thể. Bên cạnh đó, các thành phần dinh dưỡng có trong hạt còn giúp ức chế sự tăng trưởng của virus, vi khuẩn, hỗ trợ điều trị mụn nhọt và các vấn đề khác ngoài da. <xem thêm>
Giảm stress, ngăn ngừa trầm cảm
Các chất chống oxy hóa mạnh có trong đậu xanh như flavonoids, carotenoids được tìm thấy trong đậu xanh ngoài tác dụng ngăn ngừa ung thư còn giúp bảo vệ não bộ và hệ thần kinh. Chúng giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress và ngăn ngừa chứng trầm cảm thường gặp ở những người bị căng thẳng kéo dài.
Các dưỡng chất trong đậu xanh có tác dụng giảm stress, chống căng thẳng thần kinh. <xem thêm>
Làm trắng da
Nhờ chứa hàm lượng vitamin C cao, đậu xanh giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Sử dụng đậu xanh theo đường miệng kết hợp làm mặt nạ chăm sóc da hàng ngày sẽ giúp làn da bạn tươi trẻ, trắng mịn hơn. <xem thêm>
Trị nám, tàn nhang
Nám, tàn nhang là những kẻ thù của nhan sắc chị em phụ nữ. Thường xuyên đắp mặt nạ đậu xanh chính là một cách đơn giản để loại bỏ những đốm da màu nâu xấu xí. Khi đắp mặt, các dưỡng có trong đậu xanh sẽ phát huy tác dụng bằng cách ức chế sự tích tụ của các hắc sắc tố melamin, làm da sáng đều màu hơn. <xem thêm>
Làm sạch tế bào chết trên da
Đậu xanh được nhiều người sử dụng để tẩy tế bào chết thay thế cho các loại kem tẩy ẩn chứa chất hóa học tiềm ẩn nhiều tác hại cho da. Để sử dụng, bạn chỉ cần lấy bột đậu xanh hòa chung với một ít nước ấm hay sữa tươi không đường, thoa lên da và mát xa nhẹ nhàng vài phút. Áp dụng mỗi tuần 2 lần sẽ giúp da luôn sạch sẽ, căng bóng và có tốc độ tái tạo nhanh hơn. <xem thêm>
Điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn
Tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mạnh mẽ có thể khiến da luôn bị bóng dầu. Nếu có làn da nhờn, bạn nên thường xuyên ăn đậu xanh kết hợp với đắp mặt nạ từ bột đậu để làm sạch dầu nhờn dư thừa trên da, giúp ổn định hoạt động của tuyến bã nhờn. <xem thêm>
Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mụn
Thành phần vitamin C và kẽm có trong đậu xanh chính là vũ khí tuyệt vời để chống lại vi khuẩn gây mụn, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn cám, mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn mủ…
Đắp mặt nạ đậu xanh giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn
Ngoài ra, nhờ tác dụng sát khuẩn, tẩy tế bào chết và làm sạch dầu nhờn, đậu xanh cũng giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ phát sinh các nốt mụn mới trên da mặt. <xem thêm>
Chống lão hóa
Sau tuổi 30, làn da của chúng ta bắt đầu có dấu hiệu lão hóa nhanh. Bạn nên sử dụng đậu xanh theo đường miệng kết hợp đắp ngoài da để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da, giúp chống lại các dấu hiệu của lão hóa, kéo dài tuổi xuân. <xem thêm>
Cách sử dụng đậu xanh trong bữa ăn hàng ngày
Đậu xanh là một nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng. Dưới đây là một số cách sử dụng đậu xanh trong bữa ăn hàng ngày để phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng của loại hạt này.
Nấu cháo đậu xanh: Cháo đậu xanh là một món ăn dễ làm và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể nấu đậu xanh cùng với gạo để tạo thành món cháo dinh dưỡng cho bữa sáng hoặc bữa tối. Đậu xanh có thể kết hợp với các loại nguyên liệu như thịt gà, thịt heo để tăng thêm độ ngon và hàm lượng dinh dưỡng.
Nước đậu xanh: Nước đậu xanh rang được biết đến là một thức uống giải nhiệt hiệu quả, đặc biệt trong mùa hè. Để làm nước đậu xanh, bạn chỉ cần rang đậu xanh khô, sau đó đun với nước và uống hàng ngày để giúp thanh nhiệt, giải độc, và bổ sung các chất chống oxy hóa.
Làm bột đậu xanh: Bột đậu xanh có thể được dùng để chế biến các món ăn nhẹ như bánh hoặc dùng trong làm đẹp. Bạn có thể tự xay bột đậu xanh tại nhà và kết hợp với sữa hoặc nước để tạo nên hỗn hợp mặt nạ dưỡng da.
Sử dụng trong món chè: Chè đậu xanh là một món tráng miệng thơm ngon và mát lành. Đậu xanh được nấu chín, kết hợp với đường và nước cốt dừa, tạo nên một món ăn phù hợp cho những ngày nắng nóng.
Kết hợp đậu xanh trong món salad: Đậu xanh luộc có thể được sử dụng trong các món salad, mang lại một món ăn bổ dưỡng và giàu chất xơ. Bạn chỉ cần luộc đậu xanh, sau đó trộn cùng các loại rau củ như cà rốt, dưa leo và xà lách, thêm dầu ô liu và nước chanh để có một bữa ăn nhẹ nhàng, giàu vitamin.<xem thêm>
Tiềm năng thị trường, tình hình sản xuất và tiêu thụ
Tiềm năng thị trường
Đậu xanh là nguồn cung cấp protein dinh dưỡng hợp lý cho người ăn chay và được tiêu thụ rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ dưới dạng cà ri. Do nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng, người tiêu dùng ngày càng ưa thích các sản phẩm có hàm lượng protein cao, khiến nhu cầu về đậu xanh thậm chí còn cao hơn. Sản lượng đậu xanh cũng đang tăng lên trong nước. Chẳng hạn, theo dữ liệu của FAO, 11,3 triệu tấn đậu xanh đã được sản xuất ở nước này vào năm 2018, tăng lên 11,9 triệu tấn vào năm 2021.
Ấn Độ là quốc gia lớn nhất về sản lượng đậu Chickpea. Những năm gần đây, diện tích trồng đậu xanh ở nước ta đã tăng lên đáng kể. Chẳng hạn, theo dữ liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), diện tích trồng đậu xanh là 9,6 triệu ha vào năm 2019 ở Ấn Độ, tăng lên 10,9 triệu ha vào năm 2021.
Theo FAO, năm 2021, Ấn Độ, Úc, Ethiopia, Thổ Nhĩ Kỳ, Myanmar và Nga là những nước sản xuất đậu xanh nổi bật, chiếm 11.910,0 nghìn tấn, 876,4 nghìn tấn, 478,2 nghìn tấn, 475,0 nghìn tấn, 467,3 nghìn tấn và 316,8 nghìn tấn. Nhận thức ngày càng tăng về các sản phẩm tốt cho sức khỏe dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường trong giai đoạn dự báo vì đậu xanh có hàm lượng dinh dưỡng cao. <xem thêm>
Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu xanh ở Việt Nam
Đậu xanh được sản xuất ở vụ hè Thu ở vùng Bắc Trung Bộ qui mô khoảng 25.000 ha (Phan Thị Thanh và Nguyễn Thị Nhàn, 2012). Tại Hà Tĩnh có khoảng 8.457 ha đậu xanh, năng suất trung bình đạt 0,79 tấn/ha (Cục thống kê Hà Tĩnh, 2019). Tại Nghệ An, diện tích đậu xanh của toàn tỉnh biến động từ 4.903 – 5.722 ha, năng suất trung bình đạt 0,74 – 0,83 tấn/ha (Cục Thông Kê Nghệ An, 2019). Diện tích sản xuất đậu xanh năm 2015 lớn nhất là Tây Nguyên, Bắc trung bộ và Duyên hải Nam trung bộ có diện tích lần lượt là 25.120 ha; 18.470 ha; 18.090 ha (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2016). Năng suất đậu xanh năm 2015 bình quân đạt cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng lần lượt là 1.719 kg/ha và 1.511kg/ha. <xem thêm>
Ở đồng bằng sông Cửu Long diện tích trồng đậu xanh năm 2015 là 7,76 nghìn ha, ít thứ 2 sau diện tích trồng đậu xanh ở vùng đồng bằng sông Hồng là 4,88 nghìn ha tuy nhiên năng suất đậu xanh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cao nhất so với năng suất của vùng trong cả nước. Nguyên nhân đạt được năng suất cao là do tận dụng được điều kiện thuận lợi về nguồn dinh dưỡng phù sa của sông Cửu Long, cộng với điều kiện nhiệt độ phù hợp và các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp với cây đậu xanh.<xem thêm>
Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu xanh trên thế giới
Quy mô Thị trường Đậu xanh ước tính đạt 9,44 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 11,02 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 3,15% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).
Đậu xanh (Cicer arietinum) là một trong những loại đậu chính được trồng và tiêu thụ trên toàn thế giới. Đây là một trong những nguồn protein lâu đời nhất và quan trọng nhất. Sau đậu khô và đậu Hà Lan, đậu xanh là loại cây đậu quan trọng thứ ba được trồng trên thế giới. Đậu xanh chiếm 20% sản lượng xung toàn cầu.
Theo FAO, năm 2021, Ấn Độ, Pakistan, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ, Myanmar có diện tích đất thu hoạch đậu xanh cao nhất, chiếm 10.943,6 nghìn ha, 882,7 nghìn ha, 606,3 nghìn ha, 481,6 nghìn ha và 439,8 nghìn ha, tương ứng.
Việc tăng tiêu thụ đậu xanh làm đồ ăn nhẹ ở các nước phát triển dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường trong giai đoạn dự báo. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn dự báo vì Ấn Độ là nước sản xuất và tiêu thụ đậu xanh lớn nhất, chiếm khoảng 8 triệu tấn sản lượng hàng năm, chiếm 70% sản lượng đậu xanh toàn cầu.
Nhập khẩu đậu xanh đã tăng đáng kể cùng với sản lượng. Các nhà cung cấp đã được hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng thông qua phát triển sản xuất và giá cả. Đậu xanh ngày càng trở nên thường xuyên và tiện lợi hơn trong các bữa ăn sẵn, salad và đồ ăn nhẹ. Sự phổ biến ngày càng tăng của các sản phẩm này mang lại cơ hội nhập khẩu nhiều hơn và khác biệt hóa sản phẩm, thúc đẩy thị trường đậu xanh nói chung.<xem thêm>
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây đậu xanh
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển chung
- Đặc điểm thực vật học
Đậu xanh thuộc loại cây thảo mọc đứng. Lá mọc kép 3 chia, có lông hai mặt. Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có lông trong chúa hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa. <xem thêm>
Thân
Thân đậu xanh thường có 4 cạnh, thân xanh hoặc tím đỏ tùy thuộc vào giống. Trên thân có lông phủ, nhất là ở phần thân non. Gần gốc, long rụng, thân nhẳn hơn.
Thân cao 30-60 cm. Trong điều kiện thuận lợi, htaan có thể cao tới 80-100 cm tùy giống.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân từ ngày thứ 20 đến khi ra hoa, quả tương đối ổn định – có thể đatu 1-1,5 cm/ ngày.
Khi quả hình thành, tốc độ sinh trưởng thân giảm dần và sau khi thu hoạch lần 1, sinh trưởng thân hầu như đình lại (0 – 0,2 cm/ngày). <xem thêm>
Cành
Đậu xanh thường có 2-4 cành, tùy thuộc ở giống và điều kiện canh tác. Cành mọc từ nách lá kép đầu tiên. Các cành đầu tiên xuất hiện khi có 4-5 lá trên thân chính.
Đậu xanh thường chỉ có cành cấp I. Nếu trồng dày, số cành giảm rõ reetjthaamj chí không phân cành. <xem thêm>
Lá
Lá đậu xanh là lá kép có 3 lá chét.
Khi đậu mọc, 2 lá mầm tách ra và đôi lá thật đầu tiên xuất hiện, đó là 2 lá đơn, mọc đối. Tiếp sau đó mới xuất hiện các lá kép. Lá kép mọc cách, lá thường to bản và cả 2 mặt lá đều có long tơ. Độ dày của long tùy thuộc vào giống.
Số lá trên thân chính thường 8-10 lá. Chỉ số kiện tích lá của đậu xanh thưởng chỉ đạt 2-3 do phiến lá to, lá thường nằm ngay nên tỷ lệ che khuất cao. Diện tích ls đậu xanh đạt cao nhất khi bắt đầu thu hoạch và giảm nhanh trong thời gian thu hoạch.
Lá trên cành cũng to và có màu sắc như lá trên thân chính. <xem thêm>
Rễ
Rễ đậu xanh cững như các cây họ đậu khác là rễ cọc. Tuy nhiên, đâu xanh có hệ rễ bên rất phát triển.
Rễ cọc phát triển từ rễ mầm của phôi, rễ có thể ăn sâu tới 80-100 cm. Thông thường, rễ phân bố chủ yếu ở lớp đát 0-30 cm (chiếm tới 85 -90 % trọng lượng rễ).
Nốt sần đậu xanh xuất hiện tất sớm (sau gieo 10-15 ngày) và nhiều. Nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định N Rhigobium sp. Cường độ cố định N của đậu xanh ở thời điểm hoạt động mạnh nhất có thể đạt 1,37-2,05 mg/cây/ngày. <xem thêm>
Hoa
Hoa đậu xanh mọc thành chum ở nách lá. Cuống hoa tự tương đối dài, có thể đạt 5-10 cm. Đối với các giống địa phương cũ cuống hoa chỉ đạt 5-10 cm vì vậy quả ra rải rác, khó thu hoạch. Với những giống cải tiến, hoa vị trid thấp có cuống hoa dài hơn hoa ở vị trí cao, vì vậy quả thường vượt lên trên tầng lá tạo nên tang quả ở trên tán lá, dễ thu hoạch.
Thường thường, đậu xanh bắt đầu nở hoa khoảng 40-45 ngày sau khi gieo (vụ xuân) và 30 -35 ngày (vụ hè). Thời gian ra hòa kéo dài, liên tục khoảng 15-40 ngày tùy giống và điều kiện canh tác.
Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính, cánh tràng màu xanh tím, cáh hoa vàng nhạt. Sự thụ phấn được tiến hành trước khi hoa nở 3-5 giờ, vì vậy hoa chủ yếu tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn trong tự nhiên chỉ chiếm khoảng 2 %.
Tổng số hoa/cây biến động 30-120 hoa, tong điều kiện thuận lợi có thể đạt 150-200 hoa. Nhưng tỷ lệ đậu quả của đậu xanh thường thấp, chỉ đạt 10-20%. Có lẽ đây cũng là yếu ố hạnh chế năng suất đậu xanh. <xem thêm>
Quả và hạt đậu xanh
Quả xuất hiện 1-2 ngày sau khi hoa nở và đã có độ dài 1-1,5 cm.
Quả lớn nhanh trong khoảng 5-7 ngày đầu và đạt kích thước tối đa vào khoảng 8-10 ngày sau khi hoa nở. Quả dài 8-13 cm tùy từng giống.
Quả non màu xanh, có long. Vỏ quả non có thể quang hợp được. Khi hạt chín, vỏ quả khô dần và chuyển sang màu nâu tới đen. Khi vở quả đen hoàn toàn là khi hạt đã chín đẫy, có thể thu hoạch. Một số giống khi chín vỏ quả màu tro xám.
Trong điều kiện bình thường (nhiệt độ 28 – 35 %) thời gian từ khi hoa nở đế khi quả chín chỉ khoản 14-20 ngày.
Hạt đính thành một hàng trong vỏ quả. Số hạt/quả trong điều kiện bình thường khoảng 8-14 hạt. <xem thêm>
- Đặt điểm sinh thái
Thời vụ:
Vụ Xuân: Đậu xanh thường được gieo trong tháng 3 là chính, vì gieo sớm hơn, thời tiết còn lạnh.
Vụ Hè: Gieo vào cuối tháng 5, đầu tháng 6.
Vụ Thu Đông: Diện tích trồng đậu xanh không nhiều, phần lớn là để tranh thủ nhân giống có thể gieo từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9, nhưng tốt nhất là trong tháng 8.
Đậu xanh thích hợp với khí hậu ấm áp, nhiệt độ trung bình từ 20-30 độ C. Trồng đậu xanh từ hạt, cần đất phù hợp, thoát nước tốt và ánh sáng đầy đủ.<xem thêm>
Các giống đậu xanh hiện nay
Đậu xanh ĐX14
Giống đậu xanh ĐX 14 có nguồn gốc từ Hàn Quốc do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên Hải Nam trung bộ chọn lọc từ năm 2004. ĐX14 được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua đề nghị công nhận sản xuất thử năm 2014.
Cao cây 55 – 77cm, thời gian sinh trưởng 70 – 80 ngày, dạng hình sinh trưởng hữu hạn. Năng suất trung bình 18 – 21 tạ/ha tuỳ thuộc điều kiện thâm canh. Khối lượng 1000 hạt 60 – 75 g, hạt xanh mốc phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Giống đậu xanh ĐX14 chín tập trung thuận tiện cho thu hoạch, thu hoạch 2 – 3 lần/vụ.
Giống có khả năng chống đổ tốt, kháng khá cao với bệnh đốm nâu và phấn trắng. giống đậu xanh ĐX14 thích hợp vùng Đồng bằng, ven biển trong cơ cấu luân canh tăng vụ.<xem thêm>
Giống đậu xanh ĐXBĐ.08
Được chọn lọc từ các dòng lai của tổ hợp có thời gian sinh trưởng 75 – 80 ngày, chiều dài quả đạt từ 9,5 – 11,5 cm, số hạt/quả từ 11,8 – 12,8 hạt. Giống có dạng hạt hình trụ, hạt màu xanh vàng và vỏ hạt sáng bóng. Khối lượng 1.000 hạt 56,1 – 59,3 gram và không nhiễm bệnh khảm vàng – MYMD, hàm lượng protein trong hạt đạt 21,0%. kháng bệnh khảm vàng, năng suất đạt 2 – 2,4 tấn/ha, cao hơn so với các giống đang sản xuất đại trà từ 5,3 – 29,6%.. <xem thêm>
Đậu xanh ĐX 208
ĐX 208 là giống chín sớm, thích hợp sản xuất ở cả vụ xuân và vụ hè.Thời gian từ gieo đến chín từ 70-75 ngày. ĐX 208 thuộc loại hình thâm canh, sinh trưởng khoẻ, cao trung bình 55-70 cm. Ra hoa tập trung, sai quả, trung bình đạt 20-25 quả/cây, hạt to, khối lượng 1000 hạt: 65-70 g, dạng xanh mỡ bóng, ruột vàng, thơm, bở, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Có khả năng tái sinh rất mạnh,vì vậy cho tiềm năng năng suất cao. Năng suất đạt 20,0-25,0 tạ/ha. Chịu hạn, chịu nóng tốt, chống đổ và chống bệnh vàng lá và đốm lá rất tốt. Phạm vi thích ứng rộng, trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát ven biển đến đất thịt nhẹ ở nhiều vùng sinh thái. <xem thêm>
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Chuẩn bị đất trồng
Chọn đất: Đậu xanh trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là loại đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất giàu dinh dưỡng, có hàm lượng hữu cơ cao, tơi xốp, chủ động được tưới tiêu, đủ ẩm, độ pH từ 5,5 – 6,5. Đậu xanh rất thích hợp luân canh trên đất đã canh tác lúa, tuy nhiên không nên trồng đậu xanh trên những chân đất thấp, dễ bị ngập úng, nhiễm phèn, nhiễm mặn, đất có độ pH thấp dưới 5.
Làm đất: Đất cần được cày bừa kỹ, làm tơi xốp, bằng phẳng, sạch cỏ dại, dọn sạch hết tàn dư cây trồng vụ trước. Đối với các chân phù sa, đất bãi, có thể cày bừa một lần rồi gieo ngay để tranh thủ độ ẩm trong đất. Đối với các loại đất thịt cần cày bừa kỹ, số lần cày bừa nhiều hơn so với đất bãi, đất phù sa. Đối với các chân đất thịt và đất pha cát cần được cày sâu 25 – 30cm. Trên các chân đất phù sa, đất bãi, do đất đã có độ tơi xốp tự nhiên nên chỉ cần cày sâu khoảng 15 – 20cm.
Lên luống: Đối với điều kiện đất phù sa, đất cát pha có thể lên luống thành từng băng rộng 5 – 7m, dài 15 – 20m. Đối với các loại đất thịt khó thoát nước, cần lên luống với tỷ lệ rãnh lớn. Thường luống rộng 1 – 1,5m và dài 10 – 15m, rãnh rộng 30 – 40cm, sâu 25cm. <xem thêm>
- Mật độ và kỹ thuật gieo trồng
Trước khi gieo nên phơi hạt ở nắng nhẹ để kích thích hạt nẩy mầm đều. Lượng giống cần cho 1 ha, gieo theo hàng từ 20 – 25 kg.
Mật độ: Hàng cách hàng 40 – 45cm, hốc cách hốc 12 – 15cm, gieo 2 – 3 hạt/hốc. Độ sâu gieo hạt là 2 – 3cm, không nên gieo quá sâu cây sẽ khó mọc. Khi đậu mọc đều cần tỉa dặm, chỉ để 1 – 2 cây/hốc và đạt số lượng là 25 – 30 cây/m2. <xem thêm>
- Phân bón và cách bón phân
Phân bón: Lượng phân bón cho 01 sào: 30 – 40 kg phân hữu cơ vi sinh (HCVS) + 15 – 20 kg vôi bột + 2 – 4 kg đạm Ure + 15 – 20 kg Lân Supe + 3 – 4 kg Kali
Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ HCVS + vôi bột + lân supe. Vôi bột bón khi bừa đất lần cuối; chú ý không trộn lẫn vôi bột với các loại phân khác.
Bón thúc:
Lần 1: Khi cây có 1 – 2 lá thật bón ½ lượng phân đạm và ½ lượng phân kali, kết hợp xới, vun nhẹ phá váng, diệt cỏ làm cho đất thông thoáng, bộ rễ phát triển xung quanh.
Lần 2: Khi cây có 4 – 5 lá thật (khoảng 25 – 30 ngày sau gieo hay trước lúc cây ra hoa): Bón hết lượng phân còn lại vãi đều giữa 2 hàng đậu kết hợp xới, vun cao để chống đổ. <xem thêm>
- Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
Chăm sóc
Dặm tỉa: Sau khi mọc từ 3 – 5 ngày cần phải dặm sớm những hạt ở những hốc không có cây mọc để đảm bảo mật độ, có thể ngâm hạt từ 4 – 6 giờ trước khi gieo để tranh thủ thời gian mọc mầm của hạt đảm bảo độ đồng đều quần thể. Từ 10 – 12 ngày sau khi mọc tiến hành tỉa bỏ những cây lẫn, cây bị bệnh, cây xấu, để 1 – 2 cây/hốc bảo đảm mật độ trồng khoảng 25 cây/m2.
Tưới tiêu: Đảm bảo độ ẩm đất trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây trên 80%. Tùy theo điều kiện thời tiết, đất đai, đồng ruộng để xác định chế độ tưới. Thông thường tưới từ 5 – 6 lần/chu kỳ sinh trưởng, tuyệt đối không để cây thiếu nước trong thời kỳ chuẩn bị ra hoa và ra quả tập trung (25 – 35 ngày).
+ Tưới lần 1 (nếu đất khô hạn): Tưới trực tiếp vào hàng sau khi bón lót phân trước khi gieo hạt.
+ Tưới lần 2: Sau mọc 15 ngày, lần 3 sau mọc 30 ngày, lần 4 sau mọc 45 ngày, lần 5 sau mọc 60 ngày (Nếu độ ẩm đất < 80).
Phòng trừ cỏ dại
Phải bảo đảm ruộng trồng đậu xanh luôn sạch cỏ, tránh tranh chấp dinh dưỡng với cây trồng.
Cần bảo đảm ruộng sạch cỏ trước khi cây ra hoa (28 – 32 ngày sau mọc) để chuẩn bị cho cây khép tán, sau khi cây ra hoa và khép tán không nên làm cỏ vì gây rụng hoa, giảm tỷ lệ đậu trái và tổn thương cây.
Đối với những diện tích không có điều kiện làm cỏ sau khi gieo cần phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm như Ronstar 25 EC (vụ trước trồng lúa) hoặc Dual 720 EC. Phun Onecide 15 EC (thuốc cỏ hậu nảy mầm) khi ruộng có cỏ non từ 2 – 5 lá, với điều kiện đất phải đủ ẩm. <xem thêm>
- Thu hoạch và bảo quản
Thời điểm thu hoạch bắt đầu khi quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu đen hoặc vàng tùy thuộc đặc tính mỗi giống. Đậu xanh thường thu hoạch 2 – 3 đợt, không thu hoạch vào những lúc trời nắng gắt, nhất là vào buổi trưa vì quả dễ nứt và tách hạt. Thu hoạch lúc nắng ráo, thu đợt 1 khi có tỷ lệ quả chín 70 – 80%. Sau khi thu đợt 1 xong có thể phun phân bón lá và các chế phẩm kích thích ra hoa để giữ được bộ lá xanh lâu và tăng cường tỷ lệ đậu quả cho đợt thu sau. Tuyệt đối khi thu không để tách hạt ngoài đồng.
Quả thu hoạch xong phải phơi nắng, thường phơi 3 – 4 nắng. Nếu dùng làm thương phẩm thì độ ẩm có thể là 13%, còn làm giống thì phải đảm bảo theo quy định (dưới 12%).
Khi đưa vào bảo quản độ ẩm của hạt phải từ 10 – 12%. Nếu hạt đậu xanh có độ ẩm > 13% thì mọt dễ đục làm giảm chất lượng. Bảo quản đậu xanh nơi khô ráo tránh tiếp xúc với không khí, đối với đậu giống cần bỏ trong chum, vại có lớp chống ẩm phù hợp.<xem thêm>
Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
- Dòi đục thân (Ophiomyia phaseoli)
Thành trùng là một loài ruồi rất nhỏ, màu đen bóng, mắt đỏ, thường hoạt động ban ngày, (nhất là lúc trời mát) để ăn và đẻ trứng. Ấu trùng là dòi màu trắng ngà, dòi nở ra đục thẳng vào gân xuyên
Sâu đục trái qua cuống lá và đục vào thân của cây đậu ăn thành đường hầm ngay giữa thân kéo dài từ gốc đến ngọn cây.<xem thêm>
- Sâu khoang (Spodoptera litura)
Đây là loại sâu ăn tạp. Thành trùng là loài bướm hoạt động ban đêm. Màu sắc ấu trùng thay đổi tùy theo tuổi từ xanh lợt đến xám đen, dọc 2 bên sườn bụng có 2 hàng vệt đen hình bán nguyệt không đều nhau. Chúng ăn chất xanh của lá, làm lá xơ trắng, úa vàng.
Có thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin, Karate 2.5EC…. Dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem có hiệu quả cao. <xem thêm>
- Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
Thành trùng là bướm đêm, khi mới nở sâu sống tập trung quanh ổ trứng, sau một thời gian ngắn chúng bắt đầu phân tán. Sâu màu xanh, mặt lưng trơn láng, có tập quán nhả tơ rơi xuống đất.
Sâu nhỏ ăn diệp lục lá chừa lại lớp biểu bì trắng, sâu tuổi 2 ăn lủng lá thành những lổ nhỏ, sâu lớn ăn lủng lá thành những lổ lớn hơn. Sâu gây hại từ khi cây đậu còn nhỏ cho đến khi cây trổ hoa, tượng trái. Sâu ăn cả lá, hoa, trái non, đọt non. Một số thuốc hoá học có thể sử dụng như: Match 50ND, Ammate 150SC, Arrivo 50EC, Lorsban 30EC…<xem thêm>
- Sâu đục trái (Etiella zinckenella)
Đây là đối tượng gây thiệt hại nghiêm trọng nhất. Thành trùng là loài bướm đêm, có kích thước nhỏ, màu nâu tối.
Sau khi nở ra 1 ngày sâu đục vào trái, lổ đục rất nhỏ nên khó phát hiện. Thường mỗi trái đậu chỉ có một hai con sâu. Sâu ăn một phần hột của trái rồi chuyển sang trái khác, nên mỗi con có thể phá hại nhiều trái. Tách trái bị đục ta thấy có sâu ở bên trong cùng với phân thải ra.
Sử dụng thuốc hóa học có tính lưu dẫn như: Basudin 50ND, Regent 800WG, Fenbis 50EC… Cần phun đủ lượng nước từ 600 – 800lít nước/ha và chủ yếu vào các thời điểm:
Lần 1: Khi đậu bắt đầu xuống trái ( khoảng 9 43 – 50NSKG )
Lần 2: Cách lần 1 từ 5 – 7ngày. Có thể phun lần 3 và lần 4 nếu mật số bướm hoặc sâu non cao. <xem thêm>
- Bệnh lở cổ rễ
Nấm Rhizoctonia solani gây ra, hại chủ yếu ở giai đoạn cây con từ 1 – 2 tuần tuổi, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, độ ẩm không khí cao.
Cây bệnh ở phần thân giáp mặt đất có màu nâu đỏ, sau đó chỗ vết bệnh teo lại, cây đỗ ngã và khô héo. Trên ruộng bệnh phát sinh đầu tiên từ một vài cây, về sau lan rộng ra làm cây chết từng chòm.
Mặt đất chỗ cây bệnh thấy những sợi nấm rải rác màu trắng hoặc vàng.
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Benlate 50WP (hoặc Bendazol 50WP; Viben 50BTN…) bằng cách cứ mỗi kg hạt giống trộn đều với 5-7 gram thuốc.
Để phòng, trị bệnh có hiệu quả các bạn có thể dùng Bavistin 50FL, Derosal 50SC/60WP,Vicarben 50BTN, Benlate 50WP, Validacin 3L… <xem thêm>
- Bệnh Rỉ sắt
Do nấm Uromyce appendiculatus gây ra. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, đôi khi trên thân, cuống trái và trái. Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những đốm nhỏ vàng hoặc đỏ nâu, dần dần tâm vết bệnh hơi nhô lên thành các gai rỉ (ở cả 2 mặt lá nhưng rõ nhất là ở mặt dưới). Chung quanh vết bệnh thường có quầng vàng. Bệnh nặng làm lá rụng sớm, trái ít, hạt lững.
Có thể dùng các loại thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb, Boocđo… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác. <xem thêm>
- Bệnh đốm lá
Bệnh do nấm Cercospora canescens gây ra, gây hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây. Bệnh xuất hiện khi cây ở giai đoạn hình thành nụ cho tới khi thu hoạch. Vết bệnh làm lá cháy thành các đốm hình bầu dục, dài 3-5 mm, giữa vết bệnh bị cháy khô và có viền vàng nâu bao bên ngoài.
Dùng thuốc: Bonanza 100 DD; Validacin 3L,5L; Tilt Super 300EC; Bumper 250EC; Appencarb super 50FL; Dapronin, Pamistin, Alvin…
Lưu ý: Đậu xanh có thể trồng xen canh, luân canh mang lại hiệu quả kinh tế trong các mô hình sau:
Đậu xanh xen bắp, Khoai mỳ xen đậu xanh, Bông vải xen đậu xanh Ngoài ra để cải tạo đất đậu xanh có thể xen trong các vườn cây công nghiệp như mía, điều, cà phê…. Vào những năm đầu khi cây còn nhỏ.
Một số công thức luân canh:
2 vụ lúa + 1 vụ đậu xanh
Lúa + đậu xanh + bắp (hoặc cây công nghiệp ngắn ngày). <xem thêm>
Tài liệu tham khảo
Cẩm nang cây trồng, Cây đậu xanh. Truy cập ngày 10/03/2025, từ https://camnangcaytrong.com/cay-dau-xanh-mung-bean-cd16.html
Mordor Intelligence, Phân tích thị phần và quy mô thị trường đậu xanh – Dự báo và xu hướng tăng trưởng (2024 – 2029). Truy cập ngày 10/03/2025, từ https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/chickpea-market
Trung tâm Khuyến nông Thái Bình (2022), Kỹ thuật trồng đậu xanh. Truy cập ngày 11/03/2025, từ http://khuyennongthaibinh.vn/Tin-Tuc/Left1/1138_Ky-thuat-trong-dau-xanh
Medlatec (2021), Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng. Truy cập ngày 11/03/2025, từ https://medlatec.vn/tin-tuc/tac-dung-cua-dau-xanh-doi-voi-suc-khoe-va-luu-y-khi-su-dung
Trung tâm nghiên cứu & Ứng dụng thuốc dân tộc (2023), Đậu xanh và 20 công dụng bất ngờ cho sức khỏe, làm đẹp Truy cập ngày 11/03/2025, từ https://trungtamthuocdantoc.com/dau-xanh.html
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2021), Giống đậu xanh ĐX14. Truy cập ngày 11/03/2025, từ https://vaas.vn/vi/giong/giong-dau-xanh-dx14
Giáo dục và Thời đại (2024), Giống đậu xanh mới cho năng suất cao, kháng bệnh. Truy cập ngày 11/03/2025, từ https://giaoducthoidai.vn/giong-dau-xanh-moi-cho-nang-suat-cao-khang-benh-post704202.html
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.