Giới thiệu về cây chôm chôm
-
Giới thiệu về cây chôm chôm và đặc điểm dinh dưỡng
Cây Chôm chôm có tên khoa học là: Nephelium lappaceum, là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Tên gọi chôm chôm (hay lôm chôm) tượng hình cho trạng thái lông của quả loài cây này. Lông cũng là đặc tính cơ bản trong việc đặt tên của người Trung Quốc: hồng mao đan, hay của người Mã Lai: rambutan (trái có lông). Các nước phương Tây mượn giọng đọc của Mã Lai để gọi cây/trái chôm chôm: Anh, Đức gọi là rambutan, Pháp gọi là ramboutan…<xem thêm>
Nguồn gốc xuất xứ và phân bố
Nguồn gốc
Cây chôm chôm là giống cây trồng khởi nguyên ở Đông Nam Á. Ngày nay được trồng trong vùng có vĩ độ từ 15° nam tới 15° bắc gồm châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt càng ngày càng gia tăng ở Úc châu và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích ứng cho những vùng đất không ngập nước. Do đó, ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và nam Trung Bộ và ở Tây Nguyên. Việc lai tạo hoặc chọn cây ưu tú từ các giống nhập đều chưa được thực hiện. <xem thêm>
Sự phân bố của cây chôm chôm
Chôm chôm là loài cây có thể trồng từ xích đạo cho đến vĩ tuyến 18o nhưng thường để kinh doanh có hiệu quả thì nên trồng đến vĩ tuyến 14o, độ cao thích hợp từ 0 – 700 m, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 – 5000 mm, nhiệt độ bình quân từ 22oC – 30oC, nghĩa là nên trồng ở các tỉnh miền Nam, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Chôm chôm được trồng tập trung ở các tỉnh miền Nam Trung bộ của nước ta, với diện tích khoảng 14.200 ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 42% diện tích và 62% sản lượng chôm chôm cả nước. Đồng nai là địa phương có diện tích trồng chôm chôm tập trung lớn nhất, sau đó là các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long…
Các vùng đồng bằng châu Á nhiệt đới là nơi phù hợp cho việc trồng và phát triển cây chôm chôm. Ở Đông Nam Á cây chôm chôm phân bố ở một số quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes. <xem thêm>
Giá trị dinh dưỡng và công dụng
- Giá trị dinh dưỡng
Lượng calo trong 100g thịt quả chôm chôm lên tới 82kcal. Nó cũng có 0,35mg sắt, 0,343mg mangan, 0,08mg kẽm, 8mcg folate, 0,022mg riboflavin, 0,013mg thiamin và 0,02mg vitamin B6.100g thịt quả chôm chôm chứa khoảng 20,87g carbohydrat, 0,9g chất xơ, 0,21g chất béo, 0,65g protein, 22mg canxi, 7mg magiê, 9 mg phốt-pho, 42mg kali, 11mg natri, 4,9mg vitamin C, 1.352mg niacin.
Cả cây chôm chôm, từ gốc đến quả đều rất có lợi cho cơ thể. <xem thêm>
- Công dụng
Công dụng chữa bệnh
Quả chôm chôm, chủ yếu là quả xanh được dùng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Vỏ cây được sử dụng làm săn se. Lá chôm chôm dùng để giảm đau đầu. Vỏ quả phơi khô được sử dụng trong y học cổ truyền. Nước sắc vỏ cây được dùng chữa tưa miệng (nhiễm trùng nấm men). Nước sắc rễ cây dùng hạ sốt. Hạt, vỏ và thịt quả được sử dụng để giảm cholesterol. Quả và và hạt làm giảm đái tháo đường và tăng huyết áp. Vỏ cây cũng được sử dụng để chữa các bệnh về lưỡi
Công dụng thực phẩm
Quả chôm chôm có thể được ăn tươi hoặc đóng hộp. Quả cây là một thành phần chính trong món salad trái cây, nước ép và thạch. Hạt chôm chôm rang và chiên được dùng như một món đồ ăn vặt. Dầu hạt chôm chôm được sử dụng làm dầu ăn.
Công dụng làm đẹp
Lá chôm chôm có tác dụng giúp tóc khô xơ trở nên bóng mượt. Hạt chôm chôm giúp chữa sạm da. Chất béo từ hạt chôm chôm được sử dụng thay thế bơ ca cao.
Công dụng khác
Hạt chôm chôm, đặc biệt là chất béo của hạt được dùng làm nến và xà phòng. Chồi non của chôm chôm được dùng để nhuộm (xanh và vàng). Vỏ quả được sử dụng để nhuộm tơ lụa.<xem thêm>
- Tiềm năng thị trường, tình hình sản xuất và tiêu thụ
Tiềm năng thị trường
Năm 2011, tổ hợp tác chôm chôm Tân Phong đã được chứng nhận VietGAP. Nhiều hộ gia đình đã áp dụng đúng qui trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên thu hoạch chôm chôm đạt loại tốt, đồng đều về chất lượng.
Với định hướng mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã phát huy được những lợi thế, tiềm năng và có nền tảng cơ bản nhờ vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, là đòn bẩy để phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng, trong đó tập trung xây dựng các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao cũng như hệ thống các doanh nghiệp, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực, trong đó có quả chôm chôm nhằm tạo sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp.<xem them>
Chôm chôm là cây ăn quả khá phù hợp đối với vùng đất đỏ bazal, hiện được trồng phổ biến ở các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành và Đất Đỏ. Theo số liệu tổng hợp từ Phòng NN&PTNT các huyện cho biết, diện tích trồng cây chôm chôm toàn tỉnh hiện nay khoảng 231 ha, trong đó 174 ha đang cho trái và có thể cung cấp cho thị trường khoảng 2.296 tấn quả/vụ. So sánh với một số vùng trồng chuyên canh như: Long Khánh (ĐN) và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, cây chôm chôm của Bà Rịa-Vũng Tàu còn nhiều hạn chế chưa nổi tiếng để người dân biết đến, tuy nhiên so với một số loại cây ăn quả khác trong vùng, cây chôm chôm được xem là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao.<xem them>
Trong những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp về việc đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp, nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư, lựa chọn những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao để trồng trong đó có cây chôm chôm. Theo nhận xét của một số hộ dân, việc chuyển sang trồng chuyên canh 1-2 loại cây ăn quả, đem lại nhiều thuận lợi hơn so với trồng nhiều loại cây trên cùng một khu vườn như: Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh tốt hơn; thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm dễ hơn vì có thương lái đến tận vườn thu mua. Cụ thể, nếu trồng 1 ha cây chôm chôm, sau 8-10 năm cây cho trái ổn định, có thể thu lãi khoảng 200 triệu đ/vụ, đây là số tiền không nhỏ đối với người nông dân. <xem them>
Xác định đây là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, Ngành nông nghiệp có định hướng khuyến khích người dân đầu tư phát triển, để từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Theo Quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT ngày 17/7/2013 của Bộ NN&PTNT, về việc phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam Bộ đến năm 2020, thì BR-VT có 5 cây chủ lực ưu tiên phát triển trong đó có cây chôm chôm với diện tích khoảng 500 ha. Việc lựa chọn, xây dựng quy hoạch phát triển cây chôm chôm trên địa bàn tỉnh, sẽ là cơ sở để người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất trong tương lai. <xem them>
Hiện nay trên địa bàn thành phố Ngã Bảy có khoảng 300 ha diện tích trồng chôm chôm, tập trung nhiều ở xã Tân Thành, xã Đại Thành và một phần của phường Lái Hiếu. Loại cây trồng này được ngành nông nghiệp đánh giá là có triển vọng phát triển. Ông Lâm Văn Mal – Phó Trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật thành phố Ngã Bảy thông tin:
“Hiện nay thì mình được 4 mã vùng trồng chôm chôm, đặc biệt thì ở Tân Thành mình 3 cái, ở Đại Thành mình 1 cái. Hiện nay mình đang hướng dẫn bà con hoàn thiện hồ sơ, hằng năm đánh giá 1 năm 1 lần theo cái vụ thu hoạch. Thì đây cũng là bước ngoặc hướng đến việc xuất khẩu của bà con được dễ dàng hơn. Đây cũng giống như logo để dễ dàng truy quét nguồn gốc”. <xem them>
Tình hình sản xuất và tiêu thụ chôm chôm trên thế giới
Các quốc gia sản xuất chính là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và các nước nhiệt đới ở châu Phi, các đảo Caribbean, Trung Mỹ (Honduras, Costa Rica, Guatemala và Mexico) và Ecuador, nơi trái cây được gọi là achotillo. Honduras và Úc là những quốc gia tương đối mới, ngày càng tăng xuất khẩu chôm chôm.
Chôm chôm là một loại cây trồng quan trọng của hộ gia đình tại Indonesia, nơi trồng phổ biến là ở Sumatra, Java, Tây Kalimantan, và Sulawesi, và khu vực khí hậu ẩm ướt của Nusa Tenggara (Lombok và Flores). Chôm chôm là một phần quan trọng trong dinh dưỡng nông thôn ở Indonesia. <xem them>
Chôm chôm là cây ăn quả quan trọng thứ ba ở Thái Lan sau sầu riêng và măng cụt. Diện tích sản xuất chôm chôm ở Thái Lan năm 2010 vào khoảng là 99 nghìn ha và giảm xuống còn khoảng 53 nghìn ha vào năm 2012. Sản lượng ước tính khoảng 400.000 tấn (Văn phòng kinh tế nông nghiệp Thái Lan, 2012). Chỉ có khoảng 1 hoặc 2% quả được xuất khẩu. Nước nhập khẩu chính chôm chôm tươi của Thái Lan là Việt Nam, United Arab Emirates, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, cũng như châu Âu.
Ở một số khu vực như Malaysia, cây chôm chôm có thể chịu quả hai lần mỗi năm, một lần vào tháng 6 và mùa ngắn hơn kết thúc vào tháng 12. Ở các khu vực khác như Costa Rica, có một mùa trái cây duy nhất, với sự bắt đầu của mùa mưa trong tháng tư kích thích ra hoa và quả thường chín vào tháng Tám và tháng Chín. Các quốc gia sản xuất chính là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và các nước nhiệt đới ở châu Phi, các đảo Caribbean, Trung Mỹ (Honduras, Costa Rica, Guatemala và Mexico) và Ecuador, nơi trái cây được gọi là achotillo. Honduras và Úc là những quốc gia tương đối mới, ngày càng tăng xuất khẩu chôm chôm.
Chôm chôm là một loại cây trồng quan trọng của hộ gia đình tại Indonesia, nơi trồng phổ biến là ở Sumatra, Java, Tây Kalimantan, và Sulawesi, và khu vực khí hậu ẩm ướt của Nusa Tenggara (Lombok và Flores). Chôm chôm là một phần quan trọng trong dinh dưỡng nông thôn ở Indonesia. <xem them>
Chôm chôm là cây ăn quả quan trọng thứ ba ở Thái Lan sau sầu riêng và măng cụt. Diện tích sản xuất chôm chôm ở Thái Lan năm 2010 vào khoảng là 99 nghìn ha và giảm xuống còn khoảng 53 nghìn ha vào năm 2012. Sản lượng ước tính khoảng 400.000 tấn (Văn phòng kinh tế nông nghiệp Thái Lan, 2012). Chỉ có khoảng 1 hoặc 2% quả được xuất khẩu. Nước nhập khẩu chính chôm chôm tươi của Thái Lan là Việt Nam, United Arab Emirates, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, cũng như châu Âu.
Ở một số khu vực như Malaysia, cây chôm chôm có thể chịu quả hai lần mỗi năm, một lần vào tháng 6 và mùa ngắn hơn kết thúc vào tháng 12. Ở các khu vực khác như Costa Rica, có một mùa trái cây duy nhất, với sự bắt đầu của mùa mưa trong tháng tư kích thích ra hoa và quả thường chín vào tháng Tám và tháng Chín.<xem them>
Tình hình sản xuất và tiêu thụ chôm chôm tại Việt Nam
Tình hình sản xuất chôm chôm tại Việt Nam
Tổng diện tích chôm chôm của Việt Nam là 26 nghìn ha với sản lượng hàng năm là 340 nghìn tấn, tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang…
Ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và nam Trung Bộ và ở Tây Nguyên, với tổng diện tích 26 nghìn ha chôm chôm với sản lượng đạt hơn 340 nghìn tấn. Trong đó Bến Tre, Đồng Nai, Vĩnh Long, Tiền Giang là những tỉnh có diện tích trồng chôm chôm lớn nhất Việt Nam.
Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng chôm chôm lớn nhất cả nước 11.500 nghìn ha tập trung tại bốn khu vực lớn nhất là Long Khánh, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất với tổng sản lượng hàng năm là 140 nghìn tấn. Tuy nhiên diện tích chôm chôm sạch đạt tiêu chuẩn VietGap tại Đồng Nai chỉ là hơn 1.300 ha đang áp dụng mô hình tiêu chuẩn VietGap.<xem them>
Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng chôm chôm lớn thứ hai của cả nước với diện tích trồng cây chôm chôm trên 5.500 ha, tập trung ở huyện Chợ Lách và một phần huyện Châu Thành (xã Tiên Long, Tân Phú, Thành Triệu), trong đó diện tích cho thu hoạch 5.100 ha, năng suất 21,9 tấn/ha với sản lượng hàng năm đạt gần 112 nghìn tấn.
Là tỉnh có diện tích trồng chôm chôm lớn thứ ba ở Việt Nam với tổng diện tích hơn 2.000 ha, trong đó huyện Long Hồ có hơn 1.728 ha diện tích trồng chôm chôm. Tập trung chủ yếu ở 4 xã cù lao Minh, gồm: Bình Hòa Phước, Hòa Ninh, An Bình và Đồng Phú. Hiện nay diện tích chôm chôm đang cho trái nghịch vụ ở vùng chuyên canh chôm chôm lớn nhất tỉnh Vĩnh Long này là hơn 400 ha. <xem them>
Tình hình tiêu thụ chôm chôm tại Việt Nam
Hiện nay chôm chôm Việt Nam có hai kênh tiêu thụ chính là thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
Thị trường nội địa:
Nhu cầu tiêu dùng chôm chôm ở thị trường nội địa là khá lớn, tuy nhiên giá luôn bấp bênh, thường được mùa thì mất giá và không cho nhiều giá trị lợi nhuận cao. Tuy nhiên lại dễ tiêu thụ và tiêu thụ với lượng lớn và nhanh.
Khó khăn của việc tiêu thụ chôm chôm nội địa đó chính là tình trạng ép giá của thương lái khi thu mua. Chênh lệch từ giá tại vườn và tới tay người tiêu dùng là rất lớn.
Tiêu thụ nội địa chủ yếu là chôm chôm không đạt tiêu chuẩn VietGap, chỉ một số ít chôm chôm được tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị cửa hàng sạch có tiêu chuẩn VietGap…<xem them>
Xuất khẩu:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu chôm chôm tháng 10/2018 đạt 2,02 triệu USD, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 10 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu chôm chôm của Việt Nam giảm 12% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 19,5 triệu USD. Nguyên nhân xuất khẩu chôm chôm của Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm 2017 là do nguồn cung cho xuất khẩu giảm.
Hàng năm xuất khẩu đạt kết quả xuất khẩu cao nhất vào tháng cuối năm. Ước tính năm 2018, kim ngạch xuất khẩu chôm chôm của Việt Nam đạt 27,5 triệu USD, giảm 8,3% so với năm 2017.
Nhật Bản, Israel, Singapore, Australia, Đài Loan và Malaysia là những thị trường chưa nhập khẩu chôm chôm của Việt Nam 10 tháng năm 2018. Cùng kỳ năm 2017, 6 thị trường này thường xuyên nhập khẩu chôm chôm của Việt Nam. <xem them>
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng chôm chôm
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển chung
- Đặc điểm thực vật học
Rễ cây và thân cây và lá chôm chôm
Rễ phát triển, sâu 3 – 5m, rộng 1- 3 lần tán cây. Rễ tơ chủ yếu phát triển trong tán cây, sâu 10 – 15 cm.
Thân cây chôm chôm: Trong điều kiện bình thường cây cao khoảng 12-25m. Tán cây rộng khoảng 2/3 chiều cao, hình dạng thay đổi tùy theo giống trồng từ thẳng đến rủ xuống. Cây con mọc từ hạt thường có thân thẳng và nhánh mọc đầy.
Cây chôm chôm là cây thân gỗ nhánh non có lông nâu, lá kép với 2-4 cặp lá chét hình bầu dục, xếp xen kẽ hoặc hơi đối nhau trên trục, dài khoảng 5-20cm, rộng 3-10cm. Phiến lá hình trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, mọc cách, màu xanh tới xanh đậm, ngọn búp có lớp bao màu hơi đỏ. Tán cây hình nón, rộng. <xem thêm>
Hoa chôm chôm
Hoa chôm chôm có hai loại là hoa đực và hoa lưỡng tính.
Hoa đực được tạo từ những cây đực (chiếm khoảng 40-60% ở những cây trồng bằng hạt). Hoa đực không có nhụy cái, mang 5-8 nhị đực với bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn.không có bầu noãn do đó chỉ làm nhiệm vụ cung cấp hạt phấn cho hoa lưỡng tính. Hoa nở vào lúc sáng sớm sẽ hoàn tất sau 3 giờ trong điều kiện có nắng tốt. Hoa nở vào buổi chiều sẽ chấm dứt vào sáng hôm sau. Trung bình có 3.000 hoa đực trên một phát hoa (hình dưới). Mỗi hoa có trung bình 5.400 hạt phấn. Do đó, có khoảng 16 triệu hạt phấn trong một phát hoa.
Hoa lưỡng tính có hai loại, hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa đực và hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa cái. Trung bình có khoảng 500 hoa lưỡng tính trên một phát hoa.
Ở hoa lưỡng tính đực có nhụy cái và nhị đực cùng phát triển. Nhị đực mang bao phấn chứa nhiều hạt phấn. Tuy nhiên, nhụy cái không có chức năng bình thường vì không mở hoàn toàn khi hoa nở nên việc thụ phấn bị trở ngại.
Ở hoa lưỡng tính cái, vòi nhụy cái phát triển tốt hơn và nhị đực thường bất thụ. Lúc hoa nở, nướm nhụy cái chẻ đôi vươn dài ra khỏi các lá đài bao ngoài và có khả năng nhận hạt phấn trong vòng 48 giờ. Có 90% hoa lưỡng tính cái trội trên mỗi phát hoa. Hoa lưỡng tính cái nhận phấn trong ngày và trở thành màu nâu trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, cũng giống như hoa đực, hoa lưỡng tính cái nhận phấn chủ yếu vào buổi sáng sớm. <xem thêm>
Quả (trái) chôm chôm
Trái mọc thành chùm màu đỏ, vàng hay vàng cam, đường kính 4-6 cm. Vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Cơm thường dính vào hột, nhưng có cơm tách rời hột dễ dàng. Cơm dày, trắng trong, ít nước hơn vải, mùi vị ngon, hơi chua, trái chín trong khoảng 15-18 tuần sau khi kết quả. Chôm chôm có 2 mùa trái trong 1 năm.
Đối với cây trưởng thành có thể thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (độ 60-70 kg). Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), tuy nhiên thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả ( rất ít khi cả hai phát triển thành quả), thời gian phát triển thông thường từ 13 đến 16 tuần lễ. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh bắt đầu từ tuần thứ 9 tới tuần thứ 13, sau đó chậm hẳn cho tới lúc thu hoạch.
Thịt trái (tử y) có màu trắng trong đến ngà. Độ dày, mùi vị và đặc điểm tróc rời hoặc dính chặt vào hạt thay đổi tùy giống. Tỷ lệ giữa trọng lượng thịt trái và trọng lượng trái đạt tối đa (khoảng 40%) từ tuần thứ 15 đến khi trái chín hoàn toàn.
Trái chôm chôm nặng từ 2 – 60g, trong đó phần thịt trái chiếm 30-58%, vỏ 40-60% và hạt 4-9%. Hạt có khả năng nẩy mầm sớm bên trong trái làm thịt trái mềm, mất hương vị. Năng suất trái tươi thay đổi tùy theo giống, tuổi cây và điều kiện canh tác, được ghi nhận như sau:
Cây 3 năm tuổi: 15 – 20 trái. Cây 6 năm tuổi: 10 – 100kg trái. Cây 9 năm tuổi: 55 – 200kg trái. Cây 12 năm tuổi: 85 – 300kg trái. Cây 21 năm tuổi: 300 – 400kg trái. <xem thêm>
- Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ
Cây chôm chôm thích hợp ở nhiệt độ 22 – 30oC, khi nhiệt độ trên 40oC thì cây rụng hoa, rụng quả rất nhiều. Nhiệt độ dưới 22oC thúc đẩy cây ra đọt do đó chôm chôm chậm ra hoa. <xem them>
Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm, phân bố đều trong năm thích hợp cho chôm chôm phát triển. Nếu lượng mưa đầu mùa nhiều, làm màu sắc vỏ quả không đẹp và gây hiện tượng nứt quả trên chôm chôm cho quả sớm, nhất là giống chôm chôm có vỏ quả mỏng.
Cây cần khô hạn khoảng 01 tháng để hình thành mầm hoa, nếu mưa nhiều chỉ kích thích ra lá. Nhưng khô hạn vào thời kỳ thụ phấn, thụ tinh hoặc quả phát triển thì quả rụng nhiều, quả nhỏ, ảnh hưởng đến phẩm chất quả, nên cây cần được tưới nước bổ sung. <xem them>
Đất đai
Chôm chôm thích hợp ở độ cao dưới 600 – 700 m, đất không bị nhiễm mặn, đất thịt pha cát hay sét, tầng canh tác dày, thoát nước. Đất đỏ bazan không có tầng đá là thích hợp nhất. Độ pH thích hợp từ 4,5 – 6,5, nếu pH cao hơn cây có triệu chứng vàng lá do thiếu Zn, Fe… <xem them>
Các giống chôm chôm hiện nay
Chôm chôm Java
Tên thường gọi: Chôm chôm Java, chôm chôm Giava
Tên tiếng Anh: “Java” rambutan.
Chôm chôm Java
Tên chung chỉ các giống nhập nội từ Indonesia, Thái Lan. Trồng phổ biến ở Bến Tre, Ðồng Nai, Vĩnh Long, cung cấp đại bộ phận bán quả trong nước. Ðặc tính chính là cùi không dính hạt (chôm chôm trốc) nhưng khi bóc ra, cùi lại dính với vỏ ngoài cuả hạt.
Giống được trồng từ lâu và rất phổ biến ở Nam bộ, chiếm 70% diện tích trồng chôm chôm. Đây là giống được xuất khẩu sang thị trường các nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia, …
Cây sinh trưởng mạnh, cành mọc dài. Lá to hơn giống chôm chôm Nhãn, màu xanh đậm mặt trên và mặt dưới màu xanh nhạt mặt dưới. Quả có dạnh hình trứng, trọng lượng quả 32-43g, vỏ quả màu vàng đỏ lúc vừa chín, màu đỏ sậm lúc chín. Râu quả màu vàng đỏ, dài 9-11mm. Cơm quả trắng trong, độ dầy cơm 7-9mm. ít trốc, nhiều nước, tỷ lệ cơm đạt 51,4%, độ brix 19-22%, vị ngọt thanh, quả có thể bảo quản được 12-14 ngày ở nhiệt độ 1- 120 C, ẩm độ không khí 85-90%.
Cây ghép cho trái sau 3 năm trồng. Cây dễ điều khiển ra hoa vụ nghịch, hoa rộ từ tháng 11-3dl và thu hoạch quả rộ từ tháng 5-tháng 6 dl (ĐBSCL) và tháng 6-8 dl (Đông Nam Bộ), tuy nhiên giống này được các nhà vườn điều khiển cho ra hoa rải rác các tháng trong năm nhờ kỹ thuật xiêt nước kết hơp đậy gốc. Giống cho năng suât cao, cây 4 năm tuổi có thể cho thu hoạch khoảng 40kg/cây/năm (ĐBSCL), cây trên 15 năm tuổi tại các tỉnh Đông Nam Bộ cho năng suất khoảng 300-400kg/ cây /năm. <xem thêm>
Chôm chôm Dona
Tên thường gọi: Chôm chôm Rong riêng
Tên tiếng Anh: “Dona” rambutan
Giống được nhập từ Thái Lan và trồng ở nước ta năm 1996. Sau khi được chọn lọc lại, giống này đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận chính thức theo quyết định số 3713 QĐ/BNN- KHCN ngày 30 tháng 12 năm 2005.
Cây sinh trưởng khá mạnh. Quả hình trứng, trọng lượng 32-34g/quả, vỏ quả màu đỏ thẩm khi chín độ dầy vỏ quả 2mm. Râu quả dài, màu xanh khi trái chín.
Cơm quả màu trắng ngà, trốc tốt, độ dầy cơm 8,0-9,5 mm, ráo và dai, độ brix 22,5%, tỷ lệ cơm 53,1, vị rất ngọt ngon. Quả của giống này có thể tồn trữ 14 ngày ở nhiệt độ 120C , ẩm độ không khí 85-90%.
Cây ghép cho trái sau trồng 3,5- 4,0 năm. Cây dễ điều khiển ra hoa vụ nghịch, hoa rộ từ tháng 12-3dl. Từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 115 ngày nên mùa thu hoạch quả rộ từ tháng 5- tháng 7 dương lịch. Cây cho năng suât cao, cây 4 năm tuổi có thể cho thu hoạch khoảng 45kg/cây/năm. <xem thêm>
Chôm chôm nhãn
Tên thường gọi: Chôm chôm Nhãn hay Chôm chôm trái Ráp
Tên tiếng Anh: “Nhan” rambutan
Chôm chôm nhãn
Chôm chôm nhãn: Quả nhỏ chỉ độ 15- 20g so với 30- 40g ở chôm chôm Giava. Gai ngắn, mã quả không đẹp, cùi khô, giòn, hương vị tốt, giá bán cao hơn so với chôm chôm Java. Tỉ lệ trồng còn rất thấp.
Giống được trồng khá lâu nhưng mới được chú ý mở rộng diện tích trong những năm gần đây, do quả có phẩm chất ngon.
Cây sinh trưởng khá tốt, cành ngắn hơn Chôm chôm Java. Lá có kích thước nhỏ hơn so với giống Java và xanh nhạt hơn. Quả nhỏ hình cầu, trọng lượng 22-24g/quả, thường có rãnh dọc dài từ cuống đến đỉnh quả, độ dầy vỏ 2,8 mm, vỏ màu vàng đến vàng đỏ khi chín. Râu quả to, ngắn khoảng 5-7 mm, màu vàng đỏ. Cơm quả mỏng 7,6 mm, ráo, rất dòn, trốc tốt, độ brix cao (20,9%), tỷ lệ cơm 40,5%, mùi vị rất ngọt, thơm.
Cây ghép cho trái sau trồng 4 năm. Cây ra hoa tự nhiên vào tháng 11- tháng 5 dl, từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 120 ngày. Cây hơi khó xử lý ra hoa nghịch vụ, tỷ lệ cành ra hoa thấp. Năng suất thấp, cây 5 năm tuổi cho khoảng 10kg/ cây và 50-70 kg/ cây/ đối với cây 15 năm tuổi ở ĐBSCL và không ổn định so với giống Java. <xem thêm>
Các giống chôm chôm khác
Ngoài 3 giống chôm chôm trên còn một giống chông chôm chôm đường, giống này ít phổ biến trên thị trường:
Chôm chôm đường
Tên thường gọi: Chôm chôm Đường hay Chôm chôm Long Thành
Tên tiếng Anh: “Đuong” rambutan
Giống này được trồng rải rác tại vùng Long Thành Tỉnh Đồng Nai. Giống này dễ nhận diện là quả có hình trứng hơi dài, trọng lượng quả 26 – 30g, vỏ quả có màu đỏ vàng đến đỏ sậm khi chín, râu quả nhỏ rất dài (11 – 13 mm), có màu vàng xanh, chót râu có màu. Nhược điểm của giống này là quả mau héo khi chuyên chở xa. Phẩm chất quả rất ngon, thịt quả, ráo, dòn, trốc rất tốt, độ dầy cơm 5,5 – 7,5 mm, tỷ lệ cơm quả 35-46%, độ brix 20-23%, vị ngon, rất ngọt.
Cây ghép 10 năm tuổi cho năng suất 100-150kg/cây/năm. Giống có đặc điểm là xử lý ra hoa dễ, ra hoa nhiều và đậu trái sai nên năng suất cao và ổn định.
Chôm chôm dính: cùi dính hạt, hương vị không ổn định.
Gần đây mới nhập một số giống chôm chôm của Thái Lan, Malaysia. Ðặc điểm của chôm chôm Thái Lan là lông màu xanh, quả màu đỏ, bên trong cùi tróc, không dính hạt, ngọt.<xem thêm>
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Kỹ thuật nhân giống
Có thể nhân giống chôm chôm bằng hạt hoặc chiết nhánh, ghép mắt. Nhân giống bằng hạt, cây con không giống cây mẹ và lâu ra trái nên nông dân hay trồng chôm chôm bằng cách chiết cành hoặc chôm chôm tháp
Gốc ghép: Cây chôm chôm được trồng làm gốc ghép ở độ tuổi từ 08 – 12 tháng, gốc ghép cao khoảng 80 – 100 cm, đường kính gốc ghép là 1,2 – 1,5 cm.
Chiết cành: Chọn những cành to, thẳng, thời gian trồng trong vườn ươm sau khi hạ bầu chiết từ 06 – 12 tháng để chăm bón, tạo hình con. Nên ra ngôi cành chiết trong bầu nilon hay sọt tre, đường kính miệng bầu 15 cm, chiều cao 20 – 25 cm.<xem thêm>
- Chuẩn bị hố trồng
Hố trồng phải được chuẩn bị 01 tháng trước khi đặt cây con. Xử lý vôi hố trồng để tiêu diệt nguồn bệnh. Trộn 30 kg phân chuồng được ủ kỹ, 50 g super lân và 500 g vôi vào mỗi hố trồng.
Khoảng cách trồng tuỳ theo vùng đất và điều kiện canh tác, có thể trồng với khoảng cách trung bình 6 m x 7 m hoặc 8 m x 8 m tạo thông thoáng cho vườn cây khi cây giao tán. <xem thêm>
- Thời vụ
Nên trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công chăm sóc, nếu trồng trong mùa nắng nên che mát tạm thời, tránh nắng chiều, tưới nước đầy đủ và phủ rơm quanh gốc để hạn chế bốc thoát hơi nước. <xem thêm>
- Cách trồng
Đặt bầu đựng cây giống vào hố đã được chuẩn bị sẵn. Sau đó phải làm bồn cho cây, đường kính bồn từ 1 – 1,2 m, sao cho gốc chôm chôm cao hơn đất mặt bồn để tránh gốc bị úng nước (hình mu rùa). <xem thêm>
- Bón phân
Bón đầy đủ và cân đối, lượng phân và tỷ lệ các loại phân thay đổi theo tính chất của đất, độ lớn của cây và sản lượng cây.
Phân hữu cơ 15 – 20 kg + 0,5 – 1 kg vôi bột/gốc.
Phân vô cơ
Năm 1: Bón 0,1 kg urê và 0,1 kg kali cho mỗi gốc/lần, chia làm 2 lần bón: 01 và 06 tháng sau khi trồng.
Năm 2: Bón 0,2 kg urê và 0,2 kg kali cho mỗi gốc/lần, bón làm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
Năm 3: Khi cây bắt đầu cho trái, bón 0,3 kg urê + 0,4 g super lân + 0,2 kg KCl. Bón vào lúc trước ra hoa.
Năm 4 trở đi: Bón 0,5 kg urê + 0,5 kg super lân + 0,4 kg KCl cho mỗi gốc, chia ra các lần bón như sau: sau thu hoạch trái, tỉa cành: toàn bộ lân + 1/3 đạm và 1/3 kali. Trước khi trổ hoa: 1/3 đạm. Khi trái có đường kính 1 – 2 cm: 1/3 đạm + 1/3 kali. Trước khi thu hoạch trái khoảng 01 tháng 1/3 kali. Trong những năm cây cho trái ổn định, số lượng phân tăng dần lên và nên bón thêm 10 – 30 kg phân chuồng. <xem thêm>
- Tưới nước
Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên từ 02 – 03 ngày ít nhất trong 01 tháng đầu. Trồng vào mùa mưa, nếu trời không mưa phải để ý đến việc tưới nước. Tùy điều kiện địa hình, nên áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm cho chôm chôm.
- Trồng cây che phủ
Xen canh trong những năm đầu khi cây chưa giao tán. Tùy điều kiện thâm canh có thể trồng xen canh chôm chôm và các loại cây khác như cà phê hoặc cây hoa màu trong những năm đầu. Tuy nhiên cần phải chú ý để cho cây chôm chôm được thông thoáng và hấp thụ được từ 80 – 90% ánh sáng tự nhiên. Cỏ cũng có thể được dùng che phủ mặt đất tăng thêm chất hữu cơ cho đất. <xem thêm>
- Tỉa cành, tạo tán
Trong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành lá tỏa đều quanh cây. Những năm sau đó để cây mọc tự nhiên và chỉ cắt tỉa đi những cành vô hiệu như: Cành cong queo, cành mọc chòng chéo nhau, cành sâu bệnh. <xem thêm>
Khi năng suất bắt đầu giảm, thường sau 20 năm tuổi, cắt ngang những cành chính, giảm chiều cao đến khoảng 1/3, hoặc cách mặt đất 30-50 cm, khi những cành non phát triển từ dưới mặt cắt, tỉa giữ lại một số cành khoẻ thích hợp, hoặc khi cành đạt đường kính từ 0,5cm tiến hành ghép đổi giống. Sau 2 năm cây lại cho quả.
Sau khi bị cắt ngọn sẽ có những cành mọc ra từ gốc và thân cây, nên chọn để lại những cành khoẻ mập mọc cách xa nhau vừa phải khoảng cách từ 4-5 cành mọc đều quanh thân, cành thấp nhất phải cao hơn mặt đất ít nhất là 80 cm. Khi các cành này mọc dài ra thì cắt ngọn chỉ chừa lại chiều dài khoảng 30 – 40 cm.<xem thêm>
Kỹ thuật tạo hình, tỉa tán cho các cây không mở gồm 2 giai đoạn : Thời kỳ chăm sóc kiến thiết cơ bản và thời kỳ chăm sóc thu hoạch.
Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Tỉa bỏ các cành vượt mọc từ gốc ghép, chăm sóc, tạo hình để cho cây có 1 bộ khung vững chắc, cân đối, tán lớn. bấm ngọn khi thân chính cao 70 – 80 cm cho cây ra các chồi bên. Cắt tỉa hết các chồi mọc yếu, chỉ giữ lại 2 – 3 chồi khỏe mạnh tạo với thân chính 1 góc 45 độ, phân đều về các phía đề làm cành cấp 1. Khi các cành cấp 1 dài 60 – 70 cm tiếp tục bấm ngọn để tạo cành cấp 2 và tiếp tục như vậy để tạo cành cấp 3. Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và độ dài nhưng phải chú ý tỉa bớt ở những nơi cành quá dày. Công việc này cẩn phải làm liên tục trong 3 năm đầu sau khi trồng. <xem thêm>
Tạo hình, tỉa cành cho cây ở thời kỳ kinh doanh tức là thời kỳ cây đang cho quả bằng cách cắt bỏ các cành vượt trong tán, các cành đan chéo, các cành tăm, cành sâu bệnh, cành khô, những cành cho quả vụ trước, các cành vô hiệu…
Một số lưu ý:
Thời gian cắt tỉa, tạo hình với giai đoạn kiền thiết cơ bản cần làm thường xuyên, liên tục trong 3 năm đầu; với giai đoạn thu hoạch chủ yếu sau khi thu hoạch kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác như bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh.
Chỉ nên tỉa cành tạo tán khi trời khô ráo, không làm khi cây đang ra lộc ra hoa. Không cắt tỉa quá 15% tổng số cành, nhánh đối với cây non, không quá 30% đối với cây trưởng thành trong thời kỳ cho quả. <xem thêm>
- Thu hoạch
Từ khi hoa nở đến khi chín cần khoảng 100 – 120 ngày. Ở miền Nam Việt Nam mùa quả chín từ tháng 5 đến tháng 7 – 8. Nếu dựa vào sự thay đổi màu sắc của vỏ quả và của gai: vỏ thườngđỏ vàng, da cam, gai thường đỏ nhưng đầu gai có thể vàng, xanh,…
Không nên thu hoạch trái quá chín vì màu vỏ sẽ sậm hơn, chất lượng trái giảm. <xem thêm>
- Bảo quản
Ở nhiệt độ 25oC, khi bảo quản trong môi trường tự nhiên, trọng lượng quả chôm chôm giảm đi nhanh. Ở nhiệt độ 8oC, bảo quản được 06 ngày. Để trong túi PE có đục lỗ kết hợp với nhiệt độ thấp (khoảng 10oC) có thể bảo quản được 10 ngày. <xem thêm> Xử lý ra hoa đậu trái cho chôm chôm
11. Xử lý ra hoa
Ngay sau khi thu hoạch nên tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn sạch sẽ và phun xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh (nếu có). Sau đó, mỗi gốc cây bón khoảng 50kg phân chuồng ủ hoại hoặc 15 – 20kg phân hữu cơ vi sinh, 5kg vôi bột và 0,5kg ure, 2kg lân và 0,25kg kali.
Cuối tháng 8, cơi đọt một già bón thúc 1,2kg ure, 3,6kg lân và 2,2kg kali/cây. Chú ý bảo vệ bộ lá non trong giai đoạn này.
Vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 tiến hành phủ ny-lông vào gốc cây. Khi cơi đọt hai có màu xanh nhạt xịt Paclobutrazol (min 95%), sau một tuần xịt tiếp thuốc F94, Toba-TSL, F94 đặc biệt và khi cây ra hoa được một tuần thì dỡ bỏ các tấm ny-lông phủ gốc. <xem thêm>
- Xử lý đậu trái
Khi hoa nhú khoảng 10cm, xịt 10cc F95 và 10cc Cypermethrin (90%), nếu có nhện đỏ gây hại phun thêm thuốc Pyridaben 95%. Bón phân NPK 16-16-8 theo lượng 1kg/cây để cây thêm dưỡng chất. Giai đoạn này phải tưới nước đầy đủ cho cây.
Theo dõi thấy phát hoa vươn cao chuẩn bị nở, phun 10cc F95 + 30g Propineb 80% ở đầu chùm hoa và hạn chế nước tưới cho cây.
Khi trái non xuất hiện dùng Toba Fruit 15cc + 10cc Cyrux xịt ướt đều tán lá và chùm trái non. Thời điểm này tưới nước đủ cho cây, nếu thừa hoặc thiếu nước cây sẽ bị rụng trái. Trong giai đoạn hoa sắp nở hoặc đang nở có sương nhiều nên phun thuốc Antracol định kỳ 3 ngày/lần. Trường hợp có mưa, sau mưa phải phun ngay thuốc Antracol (30g/bình 8 lít). Nếu có hiện tượng rụng trái non, xịt Toba Fruit, xịt hai lần, mỗi lần cách nhau một tuần. <xem thêm>
- Xử lý nuôi trái
Khi trái chôm chôm bằng trứng cút bắt đầu bổ sung thêm ba lần phân bón, mỗi lần cách nhau nửa tháng để nuôi trái.
Lần 1: Bón khoảng 0,5kg NPK 20.20.15/cây hoặc dùng 0,2kg ure + 0,6kg lân + 0,13kg kali thay thế.
Lần 2: Bón 1kg NPK 20.20.15/cây hoặc dùng 0,4kg ure + 1,2kg lân + 0,26kg kali.
Lần 3: Bón 0,5kg NPK 20.20.15/cây hoặc sử dụng 0,2kg ure + 0,6kg lân + 0,33kg kali + 0,22 kg clorua kali.
Trong thời gian cây chôm chôm nuôi trái phải giữ đất luôn có độ ẩm ổn định, nếu để khô quá mới tưới nước trái sẽ bị hiện tượng đeo và bóp đầm. Khi trái chôm chôm vừa chín tới, các nhà vườn nên thu hoạch đồng loạt tránh bị bệnh sâu đục cuống trái, ruồi đục trái.
Việc xử lý cây chôm chôm ra hoa đồng loạt, cho trái sớm sẽ giúp các nhà vườn bán được giá, lợi nhuận nhiều hơn. Ngoài ra, với những hộ có điều kiện nên lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống cho cây chôm chôm. Bởi lắp đặt quy trình này sẽ hạn chế thiếu nước tưới trong mùa khô ở những vùng dễ xảy ra hạn hán. Đồng thời, giảm công làm bồn, 2/3 công tưới, tiết kiệm nhiều nhiên liệu và phân bón, trong khi năng suất cây trồng tăng, trái đồng đều, hình thức đẹp hơn, chỉ sau một năm nông dân có thể thu hồi vốn lắp đặt hệ thống.<xem thêm>
Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
- Sâu hại
- a) Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)
Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng trên trái non. Mỗi bướm cái đẻ 20 – 30 trứng, đẻ rời rạc trên trái hoặc vào nơi tiếp giáp giữa các trái. Sâu có thể phá hại từ lúc trái còn non cho đến khi trái chín, gây hại nặng vào giai đoạn trái bắt đầu có cơm. Trái non bị sâu đục thường bị biến dạng, khô và rụng, làm mất phẩm chất trái.
Biện pháp phòng chống
Xử lí ra hoa sớm nhằm hạn chế sự thiệt hại do sâu. Thu hoạch khi trái đã đủ chín, tránh giữ trái chín quá lâu trên cây.
Thu gom những trái bị nhiễm, chôn sâu dưới đất.
Trong tự nhiên trứng sâu đục trái bị ký sinh bởi ong ký sinh họ Trichogrammatidae và kiến, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loài này phát triển cũng giảm được thiệt hại do sâu gây ra.
Phòng chống khi trái mới vừa hình thành bằng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV của Việt Nam có hoạt chất như matrine, abamectin… liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn. <xem thêm>
- b) Sâu đục cuống trái (Acrocercops )
Bướm hoạt động về đêm đẻ trứng từng cái trên cuống trái. Sâu non đục vào ăn phá ở phần thịt hoặc vỏ hạt, đôi khi có thể đục cả vào hạt. Những giống chín muộn thường bị hại nặng hơn những giống chín sớm. Sự gây hại của loài này rất khó phát hiện nếu khi điều tra trên vườn chỉ xem triệu chứng bên ngoài.
Biện pháp phòng chống
Thu hoạch trái sớm khi trái chín, tránh giữ trái đã chín quá lâu trên cây.
Trên đồng trứng sâu đục trái và sâu đục cuống trái cùng bị ký sinh bởi các loài ong trong họ Trichogrammatidae, ngoài ra kiến vàng cũng có thể hạn chế khả năng gây hại của sâu ở giai đoạn tiền nhộng.
Ở những vùng thường xuyên bị nhiễm nặng có thể sử dụng các loại thuốc như đối với sâu đục trái để phun khi trái bắt đầu chín, phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. <xem thêm>
- c) Dòi đục trái (ruồi đục trái) (Batrocera dorsalis Hendel)
Ruồi cái thường ăn các chất protein do sự phát triển của vi khuẩn trên các loại trái hay trên bề mặt cây, hay mật hoa hoặc đường trong vòng 01 tuần trước khi đẻ.
Ruồi đẻ trứng vào vỏ trái sắp chín. Trứng đẻ bên trong vỏ trái, ta không thể phát hiện thấy triệu chứng, tuy nhiên sau đó vết chích sẽ có màu vàng và có vùng nhũn phát triển quanh vết chích.
Sau khi đẻ khoảng 02 – 03 ngày thì trứng nở, ấu trùng đào hang đi sâu vào phần thịt, số lượng ấu trùng có thể thay đổi từ 01 – 12 con hay có thể nhiều hơn trong 1 trái. Ấu trùng trải qua 3 tuổi với thời gian khoảng 07 – 10 ngày, sau đó chúng chui ra khỏi trái và xuống đất để làm nhộng.
Dòi đục vào bên trong ăn phá làm cho trái bị rụng, nơi bị hại có vết thâm, khi ấn nhẹ vào dịch nước sẽ rỉ ra.
Biện pháp phòng chống
Thu hoạch khi trái vừa chín.
Thu dọn sạch sẽ các trái rụng, trái thối cho vào hố, xử lý vôi lấp đất lại (để giết dòi còn trong trái).
Tiêu diệt nhộng trong đất bằng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt.
Đặt bẫy Methyl eugenol để giết trưởng thành đực. Phun bả mồi protein trộn thuốc hóa học để giết trưởng thành cái trước đẻ trứng khi trái trưởng thành 1 tuần/lần.
Sử dụng túi chuyên dùng để bao trái. <xem thêm>
- d) Nhóm rệp sáp
Nhóm rệp sáp gồm rệp sáp phấn (Pseudococcidae – chủ yếu là Pseudococcus lilacinus), rệp sáp (Coccidae), rầy bột phấn (Aleyrodiae).
Nhóm rệp sáp gây hại bằng cách chích hút nhựa trên các đọt non, cành non, cuống hoa, cuống trái, làm cho cây suy yếu, chậm tăng trưởng, hoa và trái bị rụng hoặc không phát triển được mất phẩm chất, nấm bồ hóng làm giảm quang hợp và giảm hình thức của trái. Rệp sáp phát triển mạnh vào mùa nắng. Sự gây hại của rệp sáp thường kèm theo sự phát triển của nấm bồ hóng và kiến.
Biện pháp phòng chống
Sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành cho vườn thật thông thoáng, đồng thời loại bỏ các cành đã bị nhiễm rệp sáp.
Diệt các loài kiến sống cộng sinh với rệp sáp. Nếu rệp sáp chỉ phát triển tại một vị trí trên cành, lá, trái thì cắt tỉa và tiêu hủy các bộ phận này.
Rệp sáp phát triển nhiều, phun các loại thuốc có hoạt chất như Rotenone… liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn. Khi cây mang trái sử dụng thuốc phải đảm bảo thời gian cách ly. <xem thêm>
đ) Bọ xít nâu (Mictis longicornis Westwood)
Cả trưởng thành và ấu trùng của bọ xít đều gây hại bằng cách chích đọt non, lá non hoa trái làm các bộ phận này phát triển không bình thường, đọt non cong queo, hoa trái bị rụng và sượng. Con trưởng thành có khả năng bay xa nên gây thiệt hại nhiều hơn.
Biện pháp phòng chống
Thành phần thiên địch của loài này rất phong phú, nhiều ổ trứng của Mictis longicornis bị ký sinh trên 50% .
Thăm vườn thường xuyên vào buổi sáng nhất là trong giai đoạn trái còn non để phát hiện sớm bọ xít để phòng trừ. Ngắt bỏ các cành, lá mang trứng hủy bỏ, dùng vợt bắt trưởng thành. Khi mật độ bọ xít cao có thể sử dụng thuốc hóa học như cypermethrin,…; giai đoạn thích hợp để sử dụng thuốc là giai đoạn ấu trùng tuổi 1 – 2, vào giai đoạn này ấu trùng rất mẫn cảm với thuốc trừ sâu. <xem thêm>
- e) Một số sâu hại khác
Trên chôm chôm còn có một số loài sâu hại khác như:
Nhóm sâu ăn bông trong đó loài Thalassodes falsaria gây hại quan trọng hiện diện đều khắp các vùng trồng chôm chôm với mật số cao. Phòng trừ bằng thuốc hóa học trên các đợt bông ra trễ.
Nhóm sâu gây hại lá hiện diện mật số thấp, phân bố rải rác, gây hại chưa đáng kể.
Sâu đục cành thuộc bộ cánh cứng Coleoptera họ Cerambycidae gây hại không đáng kể. <xem thêm>
- Bệnh hại
- a) Bệnh thối trái Phytophthora sp.
Bệnh gây hại trên trái chôm chôm ở giai đoạn già đến chín. Trên trái bị bệnh xuất hiện những đốm nâu đen, sau lớn dần và ăn sâu vào trong trái làm thối nhũn. Trái thối có thể còn trên cây hoặc rụng xuống đất.
Vỏ trái bị bệnh có vùng thối ướt, màu nâu nhạt, vết bệnh phát triển lớn ra có màu nâu sậm và lan vào thịt quả. Khi ẩm độ cao, trên vết bệnh có tơ nấm màu trắng xám phát triển, cuối cùng trái bị thối nâu. bệnh còn gây hại trong giai đoạn tồn trữ và vận chuyển
Điều kiện phát sinh phát triển
Bệnh phát triển ở điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn rậm rạp, nhất là ở các chùm trái khuất trong tán lá. Các vết chích hút của côn trùng trên trái cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Biện pháp phòng chống
Tỉa bỏ các cành gần mặt đất, tạo vườn thông thoáng, không trồng xen nhiều cây có bóng râm.
Thu gom tiêu hủy trái bị bệnh.
Phòng ngừa có thể phun các loại thuốc gốc đồng vào cuối mùa mưa và trước khi ra bông. Khi bệnh xuất hiện trong điều kiện có mưa nhiều ẩm độ cao có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng…<xem thêm>
- b) Bệnh phấn trắng do nấm Oidium
Bệnh gây hại trên lá non, ngọn non, chùm bông và trái
Triệu chứng điển hình của bệnh là tạo những đốm phấn mịn, màu trắng xám chứa đầy bào tử nấm lây lan rất nhanh.
Trên lá đốm bệnh lúc đầu nhỏ, sau lớn lên và liên kết nhau rất nhanh tạo thành những vết bệnh lớn lan khắp mặt lá làm cả lá bị khô.
Hoa bị bệnh cũng khô đen và rụng nhiều, trái non bị rụng.
Nếu trái đã lớn mà bị bệnh thì trái phát triển kém đầu gai trái bị đen và lan dần vào trong làm trái bị biến dạng, khô đen và bám lại trên chùm. Nếu bị nhiễm nhẹ và muộn thì trái kém phát triển, nhỏ, cơm mỏng và khô, khi chín màu kém tươi.
Biện pháp phòng chống
Trồng với mật độ vừa phải, tránh các cây giao tán để dễ kiểm soát bệnh.
Tạo vườn cây thông thoáng, tỉa bớt các cành bên dưới, các cành giao nhau.
Thường xuyên thăm vườn (chú ý các đợt ra lá non, hoa) để phát hiện bệnh sớm, tỉa bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh nặng.
Dùng các loại thuốc được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV hiện hành của Việt Nam khi bệnh chớm xuất hiện. <xem thêm>
- c) Bệnh bồ hóng do nấm Capnodium
Vết bệnh là những vùng đen trên lá, trái.
Điều kiện phát sinh phát triển: Nấm thường xuất hiện khi có sự hiện diện của rệp sáp, rệp dính và rầy mềm, nấm phát triển trên chất bài tiết của các loài này.
Biện pháp phòng chống
Diệt các loài rầy, rệp chích hút tạo mật là nguyên nhân làm cho bệnh xuất hiện và gây hại.
Tỉa cành tạo tán, tạo vườn cây thông thoáng. tỉa bỏ các bộ phận bị bệnh và tiêu hủy. Phun các loại thuốc gốc đồng khi bệnh gây hại nặng. <xem thêm>
- d) Bệnh cháy mép lá do Pestalotia
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ và lá già. Lúc đầu là những vết màu nâu ở ngọn hoặc mép lá. Về sau vết bệnh lan vào trong phiến lá tạo thành một mảng cháy rộng màu nâu và nâu xám, khô dòn, giữa vết bệnh và màu xanh của lá có ranh giới rõ rệt. trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ li ti, đó là các ổ bào tử nấm.
Trên cây còn nhỏ bệnh nặng có ảnh hưởng đến sinh trưởng cây. Trên cây chôm chôm lớn bệnh ít ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái.
Điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm, cây chăm sóc kém, thiếu chất dinh dưỡng, đất bị úng nước. Bào tử nấm bệnh tồn tại trên lá cây rất lâu.
Biện pháp phòng chống
Bón phân tưới nước đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt.
Khi cần thiết phun các thuốc gốc đồng.<xem thêm>
đ) Một số bệnh hại khác
Một số bệnh gây hại chôm chôm như bệnh thối rễ do Fusarium sp., Phytophthora sp.; bệnh thán thư do Colletotrichum sp.; bệnh đốm rong do Cephaleuros virescens. Các bệnh này ít phổ biến, mức gây hại không đáng kể.<xem thêm>
Tài liệu tham khảo
Dân trí (2018), Những lợi ích sức khỏe của chôm chôm. Truy cập ngày 09/09/2024, từ https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-loi-ich-suc-khoe-cua-chom-chom-20181227074233182.htm
Bộ Công thương-Trang thông tin thương mại biên giới, miền núi, hải đảo, Tiền Giang khai thác lợi thế, phát triển cây chôm chôm. Truy cập ngày 09/09/2024, từ https://sanphamvungmien.vn/chuong-trinh-ocop/2020/8/tien-giang-khai-thac-loi-the-phat-trien-cay-chom-chom
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2015), Hiệu quả kinh tế, tiềm năng phát triển của cây chôm chôm. Truy cập ngày 09/09/2024, từ https://sonnptnt.baria-vungtau.gov.vn/article?item=bd76a0c0c201a167399b46ab9d45b465
Trang thông tin điện tử – Sở Công thương tỉnh Hậu Giang (2022), Trồng chôm chôm vẫn là hướng đi an toàn. Truy cập ngày 09/09/2024, từ https://socongthuong.haugiang.gov.vn/xem-chi-tiet-tin/-/tin-tuc/Trong-chom-chom-van-la-huong-i-an-toan51514
Bộ Công thương-Trang thông tin thương mại biên giới, miền núi, hải đảo, Mở rộng mô hình VietGap và GlobalGap để tìm đầu ra bền vững cho chôm chôm Việt Nam. Truy cập ngày 09/09/2024, từ https://thuongmaibiengioimiennui.gov.vn/san-xuat-tieu-thu/2018/12/mo-rong-mo-hinh-vietgap-va-globalgap-de-tim-dau-ra-ben-vung-cho-chom-chom-viet-nam
Comments are closed, but trackbacks and pingbacks are open.